Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 43: Sóng ngầm (3)


...

trướctiếp

.

Quyển II: Anh hào tụ hội

Chương 43: Sóng ngầm (3)

Châu Nam Bình gần biển, người dân ở đây sống bám biển, phát triển nhất là hai ngành về ngư nghiệp và diêm nghiệp. So với mạn nam- nơi vừa bị quân Chiêm chiếm đóng, khiến dân cư tiêu điều, lại thêm chiến trận giữa triều đình với quân Hồng Bàng khiến người dân tản cư đi rất nhiểu, thì mạn bắc với dân số ổn định là nơi hai nghề này phát triển mạnh mẽ.

Người Việt có câu: “ Buôn có bạn, bán có phường“, tức là muốn làm ăn được tốt phải có nhiều người để cùng san sẻ gánh nặng. Và hai ngành nghề kia phát triển, đã tạo nên các phường hội lớn, xen lẫn hắc- bạch lưỡng đạo để tự bảo vệ mình. Đứng đầu các bang hội ở đây, là Chợ Cá của Trương Văn Long còn gọi là Long Vương Chợ Cá. Dưới tay ông ta là 5 gã đàn em là: Nguyễn Văn Bản, còn gọi là Bản “ lề” do tính làm ăn chặt chẽ, Vũ Quan Danh hay Danh “ dự” do tính trọng chữ tín, Lại Văn Thành- Thành “thạo” với tài đút lót và mạng quan hệ rộng, Cáp Trọng Đại – Đại “ dê” do tính háu gái và Trương Văn Hổ- con trai ruột của Trương Văn Long. Chợ cá là nơi gom toàn bộ số cá mà ngư dân đi biển bắt được đem về, thống nhất phân phối với giá cả cụ thể. Do nơi đây làm ăn minh bạch, tiền bảo kê cũng chấp nhận được, nên ngư dân cũng không phàn nàn gì, rất hợp tác. Hơn nữa, Chợ Cá còn đứng ra mỗi khi ngư dân có việc, nên ngư dân rất đồng lòng, sẵn sàng góp sức cho nó một khi được Trương Văn Long kêu gọi.

Đứng hàng thứ hai là hãng nước mắm Cá Vàng. Đây là một hãng nước mắm lớn, tiêu thụ gần 50 % lượng cá mà ngư dân đánh bắt, đã vậy mắm họ làm lại còn rất ngon, ngày trước là đồ tiến cống cho vua. Dù hiện này đã không còn là đồ tiến cống nữa, nhưng vì sự thơm ngon của loại mắm này vẫn chiếm lĩnh được một thị trường lớn khủng khiếp. họ bùi cũng đã từng định tham gia vào hãng nước mắm Cá Vàng, nhưng bị từ chối phũ phàng mà không làm gì được. Nắm quyền kiểm soát hãng nước mắm là 4 dòng họ, mỗi dòng có một tộc trưởng đứng ra chỉ đạo: Lương- Lương Vân Long, Hồ- Hồ Công Hoan, Trần- Trần Quốc Kiên và Lã- Lã Thái Hà. Cứ 4 năm 4 dòng họ lại gặp mặt một lần để bỏ phiều bầu ra người cầm đầu hãng nước mắm. Họ bầu dựa vào thành tích làm ăn của hãng dưới sự chỉ đạo của người cầm đầu, chỉ ra các ưu khuyết điểm, đưa ra phương án giải quyết khuyết điểm,… để đảm bảo hãng có thể phát triển dưới sự chỉ đạo thống nhất. Hiện nay, người cầm đầu hãng là Lã Thái Hà- 42 tuổi.

Thế lực thứ ba, Bất Lương Nhân. Sở dĩ đám người này có tên như vậy, vì đây là bọn du thủ du thực từ khắp nơi tràn về, được Phú Tăng An- một viên quan người Hoa dung túng. Đám này mở sòng bài, tiệm thuốc phiện, thanh lâu, thuyền hoa, bảo kê,… Dù là thế lực mới thành lập, quản lý chưa quy củ, nhưng vì có sự chống lưng mạnh, bọn này hoành hành ngang ngược. Thủ lĩnh thay quyền cho Phú Tăng An là Thái Chí Phú- một gã cao thủ hàng thật giá thật, từng làm cướp biển rồi được Phú Tăng An chiêu mộ về quản lý Bất Lương Nhân.

Ba thế lực lớn này hiện nay cạnh tranh khốc liệt với nhau, nhưng cũng rất hạn chế dùng võ lực, mà chủ yếu là thông qua các mối quan hệ, bởi họ hiểu rằng võ lực mà dùng lung tung chỉ gây họa. Đồng thời, cũng vì phải dựa vào các mối quan hệ với quan lại, nên quyền lợi của đám này bám chặt với bên triều đình và đây là một vấn đề quân Hồng Bàng rất khó tháo gỡ.

Quân Hồng Bàng tới mạn bắc kinh doanh, lạ nước lạ cái, dù có phương pháp đúng đắn đi chăng nữa, cũng dễ bị bài xích. Thứ hai là các hoạt động của họ dễ bị các thế lực địa phương giám sát, báo lên cho quan lại triều đình, đây là sự nguy hiểm cực lớn. Tuy nhiên, nếu như có thể dùng những nhóm này, thì quân Hồng Bàng sẽ tăng vọt cả về sức mạnh lẫn danh tiếng.

Trong 3 thế lực, Bất Lương Nhân là khó thu phục nhất, vì bọn này có quan hệ trực tiếp với quan lại người Hoa, nếu để lộ tí gì thì chỉ có chết, hai thế lực kia còn có thể có người có tinh thần dân tộc, nên Hoàng Anh Kiệt nhanh chóng chỉa người ra tiếp xúc. Hai nhân vật được giao nhiệm vụ quan trọng này là Võ Tông Khải và Chu Xuân Đạo. Nếu như Chu Xuân Đạo có cái tài ăn nói, từng thuyết phục bọn cường đạo Động Thạch Hổ chống lại quân Hồng Bàng ngày trước, thì Võ Tông Khải từng là con rể họ Bùi nên có mối quan hệ với hãng nước mắm Cá Vàng.

Hai bên kia cũng rất cẩn thận trong cuộc gắp này, vì quân Hồng Bàng nói thế chứ vẫn là đạo quân từng đánh đuổi quân Chiêm, họ cũng phần nào nể phục, lại có họ Bùi chống lưng, không thể coi thường. Nhưng quân Hồng Bàng, hiện đang là quân phản loạn, nếu bị quân triều đình biết được họ đều gặp vấn đề. Để mọi việc diễn ra êm thấm, hai thế lực này quyết định hẹn gặp Võ Tông Khải và Chu Xuân Đạo trong ngày lễ mừng thọ Trương Văn Long đại thọ 60 tuổi. Tuy tính toán ban đầu của Khải và Đạo là lén gặp riêng từng nhà, nhưng khi biết chắc hai nhà kia đều sẽ liên hợp để bàn việc, nên chấp nhận.



Bữa tiệc đại thọ này của Trương Văn Long thực sự khiến Khải Và Đạo thêm mở rộng tầm mắt, quan khách tới chơi không chỉ có những kẻ có thế lực, quyền thế ngập trời mà còn có tới những người dân lao động từng chịu ơn ông ta, nhiều vô số kể. Trương Văn Long đối đãi cũng hết sức khéo léo, từ kẻ áo tấm quần manh tới bậc phú gia địch quốc, ai cũng cảm thấy vô cùng hài lòng. Tất nhiên, vị Long Vương này có vài vị khách đặc biệt, phải tiếp đãi riêng, như Khải và Đạo. Hai người họ được mời ngồi mâm trong với tất cả những người cầm đầu của hai thế lực. Quả là “ thụ sủng nhược kinh”- được đối đãi quá tốt nên thấy sợ.

- Không ngờ hôm nay rồng lại đến nhà tôm, thật quý hóa quá!- Trương Văn Long cầm chén rượu lên mào đầu câu chuyện.

Hầu hết tất cả mọi người đều đứng dậy, uống một chén rượu. Uống xong, không khí chợt trầm nhẹ xuống. Ai cũng biết điều sắp xảy ra.

- CÁc vị- Chu Xuân Đạo đứng lên- Nước nam ta hơn 50 năm qua đã bị người Hoa đô hộ, chúng áp đặt đủ các loại thuế má khiến dân ta khổ sở nhưng khi dân ta bị nước khác giết chóc, chúng lại ngoảng mặt làm ngơ. Chúa tôi là Hoàng Anh Kiệt tuổi nhỏ nhưng chí lớn, dấy cờ khởi nghĩa, trước là để bảo vệ dân mạn nam trước quân Chiêm tàn bạo, sau là mong đánh đuổi quân Hoa ra khỏi bờ cõi nước ta. Nhưng nay ngụy quan Trần Khoảng không biết trái phải, tập hợp binh sĩ ngăn cản, khiến đại nghĩa không thể sớm tới với dân chúng nước ta.

- Chúa công của ngài chí khí lớn, nhưng xin thứ cho chúng tôi nói thẳng, thế của quân Hồng Bàng từ sau trận sông Thâu đã xuống dốc không phanh, muốn đánh tiếp thực sự khó lắm thay.

- Tôi thường nghe về các vị đều là những trang nam nhi đại trượng phu, có câu nước nhà lâm nguy thì thất phu hữu trách.

- Hai vị chưa biết rồi, chúng tôi ngày đêm đều là vì dân chúng nước nam ta, Chợ Cá là nơi thu mua, phân phối và buôn bán cá, có làm thế ngư dân mới không bị chèn ép. Nếu một người có nạn, nhiều người chung tay. Nếu Chợ Cá vì giúp các vị mà bị dẹp, vậy thì còn ai giúp ngư dân nữa đây.

- Hai vị nói lời rất phải, nhưng xin nói thẳng, chúng tôi không thể giúp đỡ quá nhiều, Bất Lương Nhân đang lăm le tìm lỗi để hất cẳng chúng tôi. Chỗ chúng tôi bọn chúng cài người rất nhiều, nếu chuyện giúp đỡ bị lộ ra, chúng tôi mất quyền đã đành, còn lấy ai ra giúp dân chúng nữa chứ.

- Các vị nói vậy thật là nhìn đời hạn hẹp, người Hoa và ta khác máu tanh lòng, lẽ nào họ để dân ta giàu mạnh. Hơn nữa Hoằng Hạo vốn có lòng tự lập, hắn nhất định sẽ phải đánh với quân triều đình Đại Hoa, chiến tranh thì ắt phải tốn tiền, mà tiền ở đâu ra đây. Lại dân chứ ai. Còn đám Bất Lương Nhân, nếu quân Hoa chạy dài, lẽ nào các vị còn phải sợ chúng.

- Vậy chẳng lẽ các vị đánh Hoằng Hạo xong, Đại Hoa lại để yên sao? Nói chung sẽ lại chiến tranh, lại chết chóc.

- Các vị, chiến tranh sớm muộn cũng xảy ra, người chết sẽ phải chết, tiền thu vẫn phải thu, nhưng ít nhất là hãy để chúng phục vụ tương lai con cháu người dân ta, chứ không phải thâm vọng của Hoằng Hạo.

- Không phải chúng tôi không muốn giúp, thực sự nhìn hai thế lực chúng tôi to như vậy, nhưng thuyền to sóng cả, chúng tôi phải nuôi biết bao người, tiền bạc phải lo cho nhiều gia đình,…

- Các vị chắc đã nghe câu “ một nắm khi đói bằng một gói khi no”, quân Hồng Bàng đang ở thế yếu, đó là lúc cần sự giúp đỡ của mọi người. Chúa công tôi cũng biết trước khó khăn của các vị, nên ngài muốn cùng các vị thảo luận một cuộc hợp tác.

- Xin hỏi là việc gì ạ?

- Đóng tàu chở mắm.

- Đóng tàu chở mắm? Là sao?

- Các vị đều biết rồi đấy, mắm của các vị tuy ngon, nhưng chỉ loanh quanh ở cái Châu Nam Bình, ấy là vì đường bộ ngăn cách. Nay sao không đóng tàu lớn mà ra ngoài bán buôn. MẮm là thứ ai cũng dùng hàng ngày, mắm ngon thế này ắt phải chiếm lĩnh thị trường nhanh, lãi lớn…

- Các vị có điều không biết, dọc tuyến đường biển nam bắc, cướp bể nhiều vô số, lại thêm bão gió khó lòng kiểm soát, chìm một thuyền to thì biết làm sao mà hoàn vốn chứ?

- Việc ấy thực xin mọi người chớ vội, chúng tôi xin nói thẳng là chúa công tôi có một bản phương án, xin các vị cùng xem qua đã rồi hãy nói.- Nói rồi, Võ Tông Khải lấy ra một cuộn giấy, mời mọi người cùng xem.

Đọc hết mảnh giấy xong, Trương Văn Long và Lã Thái Hà khẽ nhìn nhau một cái. Trong mắt hai người đều tỏ vẻ kinh sợ xen lẫn chút khâm phục. Có thể tóm gọn toàn bộ những gì Kiệt viết lại là:

Một, thuê thủy quân của Lee Dea Si đi bảo hộ thuyền, thực chất là kiếm cách lung lạc một số bộ phận thủy thủ người Chiêm.

Hai, chen chân vào ngành nước mắm, ngành mà như đã trình bày có tiềm năng phát triển rất lớn, nhằm kiếm thêm tiền bạc cho cuộc chiến.

Ba, khám phá biển đảo, khai thác tài nguyên.

Bốn, lấy cớ đóng thuyền đi biển làm bình phong để luyện hải quân, đóng tàu chiến

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp