Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 6: Bách Việt đệ nhất phú gia (1)


...

trướctiếp

Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 6: Bách Việt đệ nhất phú gia (1)

Năm Phù Kinh 13, đời vua Thành Tông Đại Hoa, vua Thành Tông băng hà, hưởng thọ 45 tuổi, là vị vua thứ 13 của Đại Hoa, con trưởng lên ngôi, gọi là vua Thường Tông, Thường Tông lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình, man di thần phục, trong kho của tiền nhiều đến vài 400 000 000 lạng bạc trắng, chưa kể đến lượng thuế vẫn đang thu vào.

Chính vì thế, Thường Tông muốn vượt cha mình, chỉ có thể dùng chiến tranh xâm lượng. Trong vòng 15 năm tại vị tiếp theo, ông ta phát động đồng thời 9 cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia khác: Hồi Hột, Bắc Cương, Nga La Tư, Nam Chiếu, Miến Điện, hải chiến Phù Tang, đánh Cao Câu Ly…. Đi đôi với chiến tranh là sự thâm hụt ngân sách, lao dịch cũng tăng đáng kể, các sắc tộc ít người đều vô cùng bất mãn, đều muốn nổi loạn.

Bách Việt, vùng đất mới chiếm đóng được 50 năm này cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Từ khi vua Thường Tông của Đại Hoa vì chiến tranh mà tăng thuế lên 5 lần, đời sống dân chúng ngày một khó khăn. Để thu được đủ thuế má, quan lại nặn bóp dân đủ kiểu, từ tăng thuế, đặt thêm thuế, phân tách thuế ra thành nhiều thành phần, đánh thuế người chết,… Nếu không phải quân thường trực đủ mạnh, dân Bách Việt không làm loạn ngay mới là lạ.

Hoằng Hạo, tổng binh Bách Việt mưu đồ bá nghiệp, cắt lấy đất Bách Việt cũ để cát cứ xưng vương. Tuy nhiên dân Bách Việt không ngu, Hoằng Hạo có lòng gì, ai ai cũng biết rõ. Không biết làm thế nào, một bức mật thư mà người Bách Việt viết rõ về mưu đồ của Hoằng Hạo về Hoa Kinh, khiến hoàng đế Đại Hoa phải cấp tốc triệu Hoằng Hạo về. Nhờ ô dù thần thế, Hoằng Hạo thoát tội, nhưng không còn được tin cậy như trước, thể hiện ở chỗ vua Thường Tông cử một viên thái giám tới nhận việc giám sát mọi thứ.

Từ đây, dân Bách Việt chịu cảnh một cổ hai tròng. Hoằng Hạo cần tiền để chuẩn bị vũ trang, nuôi tư bình, dưỡng tử sĩ, triều đình Đại Hoa cũng cần, nên việc thu thuế nhanh chóng trở nên chồng chéo. Thậm chí có luc quân Hoằng Hạo vừa thu xong, quân triều đình lại thu tiếp, dân không biết kêu ai.

Một trong những người chịu thiệt nặng trong chuyện này, là những phú thương lớn của Bách Việt. Bùi gia, Bách Việt đệ nhất phú gia cũng bắt đầu lao đao trong những vụ đút lót, thu thuế kinh khủng khiếp trên. Còn may là họ Bùi vẫn còn thuyền buôn đi buôn thẳng lên Đại Hoa, vẫn thu nhập được chút đỉnh, chứ không thì sạt nghiệp lâu rồi.

Họ Bùi không cam lòng, ăn trắng không làm giàu nổi thì ăn đen. Họ quyết định buôn lậu và lập lại gia nghiệp ở các nước Ai Lao, Miến Điện, Nam Chiếu, … Miễn không còn phải chịu cái cảnh một cổ hai tròng này là ổn. Các tiểu vương quốc Cham Pa ( Chiêm Thành, Cao Miên, Chân Lạp,…) cũng là một điểm đến lý tưởng.

Nơi họ chọn để làm bình phong là huyện Hồng. Trước hết lấy cớ trồng cây trẩu nhăn lấy nguyên liệu làm keo, làm sơn bán cho các nơi, họ đến đây mua đất đai, thuê tá điền, đặc biệt là xây cảng biển Phù Na. Có cảng Phù Na, những chuyến thuyền buôn vào Chiêm Thành, Chân Lập, Xiêm La,… dễ hơn rất nhiều.

Tình hình này cố nhiên khó lòng qua mặt được Hoằng Hạo, y cũng cử người đến giám sát, nhưng rồi không may thay, lại dính cái vụ bất tín nhiệm của vua Thường Tông, y bị người của vua giám sat liên tục, quyền lực trong tay phải dùng hết tâm lực mới có thể tránh bị mất đi quá nhiều. Thành ra không có thời gian để ý người y cử tới giám sát, khiến tên này về sau cũng không làm được gì ngoài nhận tiền họ Bùi rồi ăn chơi.

Cũng chính vì họ Bùi đứng ra thuê người trồng và khai thác trẩu nhăn, đời sống của dân chúng vùng này đã được cải thiện rất nhiều. Nhờ vậy, khi Kiệt bán những món hàng như thịt bồ câu, thịt thỏ hay bếp tiết kiệm củi, thị trường hoàn toàn thuận lợi, vì nếu như vẫn nghèo như ngày chưa có họ Bùi đầu tư, thì thà rằng mất sức, ăn cá khô vào lễ tết chứ nhất quyết không thể bỏ tiền ăn những món mà Kiệt làm ra.

Những món từ làng Bàng tuôn ra khắp huyện Hồng tuy chưa có gì to tát, nhưng sau khi tận mắt nhìn qua, Bùi duy Linh cũng thấy khá ấn tượng. Với mấy món ăn như thỏ hay bồ câu, ông ta mặc kệ, nhưng với những cái bếp với hệ thống thông gió và sự tiết kiệm của nó, thì lại khiến ông ta thấy rất hứng thú. Tất nhiên chỉ hứng thú thôi, chứ còn việc ở cái đất Bách Việt này, Bùi Duy Linh tự tin rằng không mấy ai có thể bằng ông trong khoản kinh doanh. Mấy thứ kia thắng ở sự mới lạ mà thôi.

Nhưng dù sao cũng lâu lâu mới có dịp, Bùi Duy Linh liền dẫn bầu đoàn thê tử đi ăn một bữa cho biết. Bước chân vào quan ăn do Trần Quan Nam mở, chọn món ngon xong, trong khi chờ đợi, nhận thấy việc giá cả hoặc được niêm yết rõ ràng, hoặc được một nhân viên liên tục hô to trước cửa, ông ta liền quay qua hỏi cả các con xem có biết tại sao không.

- Để thu hút khách ạ!- Con trai trưởng của ông ta, Bùi Duy Sơn lên tiếng trước.

- Theo con là để niêm yết trước, khách biết mình có thể chọn món nào vừa túi tiền.- Đứa thứ hai, Bùi Duy Hải cẩn thận nói

- Con nghĩ họ làm thế để khách biết mình có thể vào hay không, tránh trường hợp khách vào mới biết không đủ tiền, họ sẽ xấu hổ. Thế là lần sau vị khách ấy sẽ không vào nữa!- Con gái út, Bùi Khả Nghi thỏ thẻ đáp.



- Ha ha!- Bùi Duy Linh cười, phần vì vui mừng khi các con có thể lý giải được mánh lới kinh doanh, nhưng cũng hơi buồn vì chỉ có đứa con gái là đưa ra lý do quan trọng nhất. Con gái lớn thì lấy chồng, làm lợi cho nhà chồng.

- Lên đây đi, hôm nay anh mời mấy đứa!- Đột nhiên, giọng một bé trai vang lên làm ông chú ý. Một thằng nhóc đĩnh đạc bước lên lầu trên, đi cùng nó là 2 cô bé cùng 2 nhóc trai bé hơn.

- Cậu cả Anh Kiệt đến chơi!- Một nhân viên phục vụ vội tiến lên chào hỏi

- Chào chú! Chú cho bọn cháu một xuất bồ câu nướng, một thỏ nước vừng,…- Kiệt bắt đầu kể vài món ra, tầm hơn 10 món gì đó.

- Anh định cho mấy người ăn vậy!- Đào Thùy Linh càng nghe Kiệt kêu, càng thấy lo, nên hỏi kĩ lại.

- Chỉ có chúng mình ăn thôi! Nhưng mà anh ăn nhiều lắm, mỗi món lại phân ra cho mấy đứa nếm thử nên phải kêu nhiều một chút.

- Anh Kiệt luyện võ nên ăn nhiều đúng không!

- Nhung hiểu đúng rồi đó! Người luyện võ như anh phải ăn nhiều mới có sức. Sau này mấy nhóc em anh cũng đều ăn nhiều như anh bây giờ vậy.

- Thế thì anh phải làm làng mình giàu nữa mới được!- Nhung nói đùa.

- Tưởng gì, thần đồng như anh lại phải sợ chuyện ấy sao.

- Thôi không bàn mấy việc ấy nữa, hôm nay mình đi dạo quanh phố huyện nhé!

- Tất nhiên, mấy nhóc cũng phải ngoan ngoãn nghe lời chị Linh với chị Nhung nha.

- Vâng!- Hai đứa em của Kiệt vội gật đầu

Nghe qua câu truyện, Bùi Duy Linh cũng chỉ thấy một thằng nhóc có chút tự phụ, nên cười cười bỏ qua. Nhưng thằng con lớn của ông, vốn rất hiếu thắng, liền lên tiếng chế diễu:

- Thần đồng của cái chỗ bé như lỗ mũi này thì đáng mấy tiền.

- Đáng đúng một xu!- Kiệt cười cười đáp lại.

- Ha ha ha!- Thế là Duy Sơn cười vang,- Thần đồng đáng một xu!

- Hài!- Bùi Duy Linh khẽ lắc đầu thở dài, còn Bùi Khả Nghi thì khẽ nói thầm vào tai anh rằng, kiệt là thần đồng ở đây đáng giá có 1 xu thì kẻ mới tới như ông làm gì tới 1 xu ấy.

- Này, đừng có láo!- Duy Hải nhảy ra trước, anh em trong nhà bảo vệ lẫn nhau.- Có giỏi thì cùng tao so tài.

- Được!

- Mày ra câu đố trước đi!

- Được, bố vợ của em rể mày mà chết, mày có phải để tang không?

- Có, à không, à có à không?- Duy Sơn lên tiếng trả lời trước, nhưng rồi nghĩ lại thấy sai sai nên cứ ấp úng. Còn Duy Hải thì chưa trả lời vội, nhưng ngẫm mãi chưa ra.

- Có, bố vợ của em rể mình là bố mình!- Khả Nghi thấy hai anh đều quả bí, đành lên tiếng trả lời hộ

- Chơi không đẹp rồi, tôi và ông kia đố nhau cơ mà.- Kiệt cũng chả cay cú, vì chỉ riêng việc dùng mấy kiến thức của thế giới cũ đã quá mữa bẩn rồi, nên không có ý ngăn người ta gọi hội.

- Vậy cậu có thể đố câu khác!- Lần này, duy sơn lên tiếng, giọng hạ xuống nhiều, vì nó cũng biết xấu hổ khi 3 anh em cùng vào đấu.

- Được rồi, anh rể của bố vợ thằng em con chồng bà ngoại nhà hàng xóm gọi bằng gì?

Lần này thì đến Bùi Duy Linh cũng chịu nói gì đến lũ nhóc. Bùi Duy Sơn giận dữ chửi luôn:

- Đây là câu hỏi không có câu trả lời!- nghe anh nói, Hải và Nghi đều như bừng tỉnh. Còn Bùi Duy Linh thì khẽ lắc đầu, hóa ra thằng nhóc kia cũng chỉ có vậy

- Ai bảo không có câu trả lời. Nếu có thì sao?

- Thì bọn này chịu thua luôn, bữa ăn của cậu hơm nay sẽ do bọn này thanh toán.

- Nghe cũng được đấy. Thôi được rồi, nghe cho kĩ nhé. Câu trả lời là gọi bằng « miệng »

Sau vài giây chưng hửng, mấy đứa nhóc nhà họ Bùi mới hiểu ra. Thật sự không thể tưởng tượng được

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp