Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 28: Sơn tra và bánh chưng (1)


1 năm

trướctiếp

Phó Vân Chương khẽ ừ một tiếng, chậm rãi đi trước bên
bàn sách, vẫn cứ vân đạm phong khinh như thế.

Ống tay áo rộng quét qua mặt bàn, chặn giấy bằng gỗ
mun hình thụy thú [1], giá bút bằng đồng thau rơi xuống
đất kêu loảng xoảng chát chúa, nước rửa bút cũng đổ ra.

[1] Thụy thú là con thú mang lại may mắn, không có thật, được miêu tả trong Sơn Hải Kinh. Có nhiều loài thụy thú khác nhau, ví dụ Bỉ Dực Điểu là con chim một chân, một cánh, một mắt.

Y hơi sững lại, khẽ nhíu mày, trên mặt hiện ra một chút ngơ ngác mà hẳn người ngoài rất ít khi được thấy ở y, cứ như thể mớ hỗn độn trước mắt này không phải do y gây ra vậy.

Phó Vân Anh lắc đầu, đặt sách trên tay xuống, đứng lên
rót cho y một ly trà hoa châu lan, cúi xuống nhặt chặn giấy và giá để bút lên, đặt lại lên bàn sách, sắp xếp lại cho gọn gàng. Thảo nào đồ dùng trong thư phòng của Phó Vân Chương rất ít đồ sứ, có lẽ là bị rơi nhiều nên đã vỡ hết cả rồi, đồ bằng gỗ mun, đồng thau hợp với y hơn nhiều.

Phó Vân Chương bưng ly trà lên uống vài ngụm, nước trà
ngọt thanh, độ ấm vừa phải không nóng quá cũng không
nguội quá. Ánh mắt y hướng về phía bàn nhỏ của nàng,
nhướn mày, "Đang đọc "Dịch Truyện" à?"

"Trong bản chú Cách vật cùng lý trong "Cận tư lục" có
viết, đọc bất kỳ văn tự nào, trước hết cần hiểu văn nghĩa
(nghĩa đen), sau đó mới tìm hiểu văn ý (nghĩa bóng). Không có chuyện không hiểu được văn nghĩa mà hiểu được văn ý, ngay cả bậc học giả cũng không thể. Lục kinh [2] hàm nghĩa sâu rộng, đọc một lần không thể hiểu ngay được. Nhưng một khi đã tìm thấy lối đi cho mình, mỗi người sẽ tự tạo được phương pháp riêng rồi phát triển nó. Tới khi giải văn tự, dựa vào phương pháp này, tự nhiên sẽ hiểu được cái "lý" ở trong đó. "Lý" này do con người tự tạo ra nên sẽ rõ ràng, giống như đi trên một con đường bằng phẳng."

[2] Lục kinh: Sáu cuốn sách cổ của Trung Hoa, gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Nhạc và Kinh Xuân Thu.

Phó Vân Anh cầm một chiếc chổi và xẻng bằng nan trúc,
vừa xử lý vũng nước trên mặt đất, vừa chậm rãi đọc nguyên văn mấy câu trong "Cận tư thục" rồi nói, "Tôn tiên sinh nói, "Kinh Dịch" bao gồm nghiên cứu về âm dương, tiêu tức, thăng giáng, biến hóa [3], khác hẳn với các sách còn lại. Bởi thế, muốn tạo lập được phương pháp riêng, phải đọc hết giải thích của ba vị Vương Bật, Hồ Viện và Vương An Thạch, như vậy mới hiểu được
ý nghĩa trong đó."

[3] Theo Kinh Dịch, quẻ Càn chủ Dương, quẻ Khôn chủ
Âm. Dương thăng thì vạn vật sinh sôi nảy nở, nên gọi là
"tức". Âm giáng thì vạn vật diệt, gọi là "tiêu". Đại loại đây là sự biến hóa của Càn Khôn vạn vật.

"Vậy muội đã tìm được lối đi chưa?" Phó Vân Chương khẽ gõ ngón tay lên mặt bàn, mỉm cười hỏi.

Phó Vân Anh không cố đấm ăn xôi, thành thật đáp: "Nhìn ngang thành dãy, nghiêng thành ngọn, cao thấp xa gần sẽ khác ngay. Nhị ca, muội đã đọc hơn một tháng rồi mà vẫn không thấy hình dáng núi Lư thế nào cả, hơn nữa càng đọc càng mù mờ, đến đường lên núi cũng không nhớ gì hết." [4]

[4] Mượn câu chữ và ý thơ của bài thơ "Đề Tây Lâm bích" (Đề trên tường chùa Tây Lâm) của Tô Thức, bản dịch sau được lấy từ thivien.net:

"Nhìn ngang thành dẫy, nghiêng thành ngọn
Cao thấp xa gần sẽ khác ngay
Hình dáng Lư sơn không thấy thật
Chỉ vì thân giữa núi non này"

Đại ý là đứng ở các góc độ khác nhau để nhìn nhận một
sự vật sẽ có cảm nhận không giống nhau, thể hiện sự đa chiều của sự vật, hiện tượng.

"Kinh Dịch" là cuốn sách nói về sự biến hóa, vạn sự vạn vật đều ẩn chứa biến hóa vô cùng. Thời tiết nóng lạnh tuần hoàn, xuân hạ thu đông bốn mùa biến hóa, mặt trời mặt trăng luân phiên chiếu sáng, ban ngày ban đêm thay phiên tiếp nối. Thế gian vạn vật đều có thể được giải thích bằng sự biến hóa, con người có được, có mất, có cát (may mắn), có hung (đen đủi), cũng là một loại biến hóa. Cùng một quyển sách nhưng mỗi người khác nhau sẽ đạt được đến những lĩnh hội khác nhau: lĩnh hội được nhiều thì trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ngộ ra kế sách định quốc an bang. Lĩnh hội được ít thì biết bói toán, tính được ngày tốt ngày xấu. Tóm lại, tìm được quy luật đằng sau sự biến hóa kia, lợi dụng được quy tắc ấy thì sẽ tối ưu hóa được cái tốt, đồng thời tránh được cái xấu do những biến hóa ấy gây ra.

Đạo lý vốn là đơn giản như vậy, nhưng Phó Vân Anh lại bị rối, đến ý nghĩa của hào dương và hào âm [5] cũng chưa lĩnh hội được.

[5] Hào là ký hiệu cơ bản nhất của Kinh dịch, hào bao
gồm: hào dương (-) và hào âm (- -); hào dương là một
nét, hào âm là hai nét. Hào là cơ sở tạo thành hình tượng bát quái.

"Đừng nhụt chí, hồi đó ta cũng chẳng khác muội là mấy."

Thấy nàng buồn rầu như thế, Phó Vân Chương tự nhiên
cảm thấy trong lòng khoan khoái khác thường. Đưa nắm tay lên miệng che đi nụ cười, y đặt ly trà xuống chiếc khay trà sơn đen khảm hoa sen. Đi tới trước kệ sách, y rút ra mấy cuốn sách đã ố vàng, nói: "Thiệu Bá Ôn cho rằng, nghiên cứu về "Dịch" thì trước khi đọc ba vị Vương Bật, Hồ Viện, Vương An Thạch, nên đọc kỹ "Chu Dịch Trình thị truyện" của Y Xuyên tiên sinh và "Chu Dịch bản nghĩa" của Chi Hi. Trong những quyển sách giải về "Chu Dịch" của tiền nhân, "Dịch Chú" của Vương Bật đứng từ góc độ của Lão Tử để giải thích "Kinh Dịch", "Chu Dịch khẩu nghĩa" của Hồ Ái, "Dịch Truyện" của Vương Thạch An và "Chu Dịch Trình thị truyện" của Y Xuyên tiên sinh thuộc về trường phái lý học. "Chu Dịch Trình thị truyện" của Y Xuyên hoàn toàn đứng dưới góc độ của đạo nho để giải thích "Kinh Dịch". Đây là cuốn sách được lưu truyền rộng nhất, cuốn này cũng dễ hiểu hơn những cuốn khác. Chu Hi đã đưa Nho học đạt tới những thành tựu vô cùng lớn, bởi vậy "Chu Dịch bản
nghĩa" của ông ta cũng hướng tới tìm hiểu nghĩa gốc của "Chu Dịch"."

Phó Vân Anh nghiêm túc lắng nghe y giảng giải, kéo
tay áo cầm bút ghi lại tên những cuốn sách y vừa nói tên theo đúng trình tự.

Phó Vân Chương cười, lấy sách cũ trong tay gõ nhẹ lên
đầu nàng: "Đây là sách ta đọc hồi trước, trên đó có cả lời bình của ta. Muội chủ yếu nên đọc ''Chu Dịch bản nghĩa", sau đó là "Chu Dịch Trình thị truyện". Đọc hiểu hai cuốn này rồi thì hẵng đọc đến sách của ba vị kia, khi ấy muội đã có thể đứng trên núi lớn để nhìn rõ hình dáng núi nhỏ rồi."

"Tạ nhị ca chỉ giáo." Phó Vân Anh nhận lấy sách, mở
sách lướt qua một lượt. Vừa nhìn đã biết đây đúng là sách của Phó Vân Chương, trang sách có nếp gấp rõ ràng, góc sách đã xoắn lại, vuốt thế nào cũng không phẳng ra được.

Sách vở của y lúc nào cũng lộn xộn như thế... Vậy tại sao
trang phục trên người y xưa nay lại luôn thẳng thớm chỉnh tề, thậm chí còn chẳng có nếp gấp nào?

Nàng thầm mắng y một hồi bỗng lại nhớ ra một chuyện,
ra ngoài hành lang gọi Liên Xác hỏi, "Bức hoa kia đã bồi [6] xong chưa?"

[6] Tranh vẽ bằng mực nước sau một thời gian thường bị
cong vênh, làm ảnh hưởng đến chất lượng bức tranh. Do
vậy, tranh cần được bồi bằng cách quết đều một lớp hồ lên mặt sau để tranh cứng cáp, ít hút ẩm nhưng cũng không được quá dày để bị giòn, gãy. Tranh dùng để treo thường được bo lụa, tức là giấy và lụa đều được bồi một lớp hồ trước khi dán vào nhau cho chắc chắn, lụa được lắp thanh trục để vừa có thể treo lên, cũng vừa có thể cuốn lại, bảo quản tốt hơn.

Liên Xác đang trốn sau chiếc cột trên hành lang ngủ gật, tự nhiên bị gọi thì giật nảy mình, chạy nhanh vào thư phòng, thưa: "Ngũ tiểu thư, bồi xong rồi, chủ tiệm còn dùng lụa Nga Khê từ tận Tứ Xuyên làm lụa bồi tranh, là cống phẩm đấy ạ! Mất những sáu mươi tiền sáu phân bạc! Lúc tiểu nhị cất nén bạc đi, tiểu nhân xót tiền chết đi được..."

Phương Tuế ngồi bên hành lang thêu túi tiền nghe thế giơ
tay cốc một cái vào đầu hắn, mắng: "Cũng chẳng phải tốn tiền của ngươi, tiểu thư nhà chúng ta tự chi tiền cơ mà,
ngươi xót cái gì chứ?"

Liên Xác xoa xoa chỗ bị cốc, làu bàu: "Ta đang xót thay
cho ngũ tiểu thư mà."

Phó Vân Anh cũng xót tiền.

Trước kia nàng là tiểu thư nhà viện sĩ Hàn Lâm Viện, nào biết chuyện củi gạo mắm muối mua mua bán bán. Sau này lấy chồng mới hiểu được cuộc sống gian nan thế nào, một văn tiền khi ấy nàng cũng chỉ ước gì có thể bẻ làm hai tiêu dần.

Giờ nàng đương nhiên không thiếu tiền, Phó tứ lão gia cho nàng ăn uống chi tiêu, mỗi tháng nàng có tám lượng bạc tiền tiêu vặt. Tám lượng bạc này còn không bao gồm tiền son phấn, giấy bút mực viết, để nàng muốn tiêu gì thì tiêu.

Một nhà bốn người vào dạng khá giả ở huyện
Hoàng Châu này một năm cũng chỉ cần chi ra hơn mười
hai lượng thôi, vậy mà mỗi tháng nàng có những tám
lượng.

Phó tứ lão gia thi thoảng lại tiện tay lấy từ trong tay áo ra mấy nén bạc nhỏ đưa nàng giữ cho vui. Hơn nửa năm, cái tráp của nàng đã chứa đầy những bạc. Hàn thị còn nói bà bao nhiêu năm không biết bạc trông như thế nào mà hiện giờ bà đã có thể phân biệt một cách thành thạo bạc tốt bạc xấu, hàm lượng bạc cao hay thấp mà không cần cân tiểu ly, ước lượng vài cái là biết ngay bao nhiêu tiền bao nhiêu phân.

Nhưng mà nói thế nào thì đó cũng là tiền của Phó tứ lão gia, Phó Vân Anh vẫn ghi nhớ điều này, nàng không thể
cả đời sống dựa vào tiền của Phó tứ lão gia được.

Bởi thế, tiêu mất sáu mươi tiền sáu phân bạc để bồi một
bức họa, nàng có là người bình thản đi chăng nữa thì cũng xót.

Thôi thì không còn cách nào khác, ai bảo Liên Xác luôn mồm thề thốt đảm bảo Phó Vân Chương thích tranh vẽ đâu.

Quà bái sư không thể nào cứ tiện tay viết mấy chữ là xong được. Những lời lần trước của Phó Quế đã nhắc nhở nàng, nàng liền vẽ tặng Phó Vân Chương một bức "Đoan Dương tức cảnh đồ" [7]. Dù tặng sơn tra hay đào thì ăn vèo một cái hết, sơn tra trong tranh thì có thể giữ được rất lâu.

Kiếp trước, nàng từng học vẽ từ cha mình là Ngụy Tuyển Liêm. Sau đó mẹ nàng là Nguyễn thị lại sợ nàng sẽ đắm chìm trong đó nên không cho nàng đụng vào bút vẽ nữa. Nhiều năm không vẽ tranh, nàng cũng đã quên mất nhiều bút pháp cơ bản nhưng vẽ một bức tức cảnh đồ vẫn chưa đến mức quá khó khăn với nàng.

[7] Đoan Dương: Đoan Ngọ. Tức cảnh là nhìn cảnh vật
sinh ra cảm xúc, bởi vậy có thơ tức cảnh, tranh tức cảnh.
Tranh tức cảnh thường chỉ vẽ vật thật, không có nhiều ý
nghĩa sâu xa, không cần đề thơ.

Nàng gọi hai đại nha hoàn Liên Hoa và Liên Diệp tới
giúp đỡ, chọn một chỗ có ánh sáng tốt trước mái hiên rồi bảo họ từ từ mở cuộn tranh mới bồi ra.

Liên Xác xem thấy lần này mình đúng là được việc, đứng
chống nạnh bên cuộn tranh, dương dương tự đắc, "Đấy
đấy, ngũ tiểu thư, ngài xem đi, kỹ thuật bồi tốt chưa này,
chất lượng lụa cũng tuyệt hảo, nô tài phải đi mấy nhà mới chọn được nhà này đó!"

Phương Tuế vẫn tiếp tục khinh bỉ hắn: "Đẹp cũng là do
tiểu thư nhà chúng ta vẽ đẹp!"

Nhìn mấy người họ to nhỏ nói chuyện với nhau, Phó Vân
Chương cũng thấy tò mò, nhìn bên đó mãi. Mỗi khi đọc sách, Phó Vân Anh thường rất chăm chú, ít khi mất tập
trung, đương nhiên sẽ không bao giờ có chuyện gạt sách vở sang một bên để chơi đùa với nha hoàn.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp