Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 28-2: Sơn tra và bánh chưng (2)


1 năm

trướctiếp

Vậy mà hôm nay làm sao thế kia?

Chẳng lẽ cô bé này đọc "Kinh Dịch" đến chán chường rệu rã đến nỗi phải gọi đám nha hoàn tới chơi cùng cho đỡ buồn?

Phó Vân Chương đang suy nghĩ lung lắm, bỗng một tiếng gọi như tiếng suối chảy trong khe núi, vừa trong trẻo, vừa có nhịp điệu lại nhẹ nhàng vang lên kéo giật y về với thực tại.

"Nhị ca." Phó Vân Anh đi tới giật giật ống tay áo y. "Muội vẽ một bức hoa để huynh treo trong phòng."

Phó Vân Chương sửng sốt, đứng dậy đi về phía hành lang, ''Muội biết vẽ tranh hả?"

"Tôn tiên sinh dạy muội một ít." Phó Vân Anh thuận miệng nói dối.

Tham gia khoa cử chủ yếu tập trung vào chuyện viết văn
giải đề có tốt không, ngoài ra còn kiểm tra về sách luận, cổ phú, chiếu cáo, chương biểu, cũng như cưỡi ngựa, cung, thư, tính, luật. [8] Ngoài ra còn phải làm thí nhiếp thi (một dạng thơ dùng riêng để đi thi, có chú thích của tác giả ở cuối chương). Thí nhiếp thi cần tuân thủ nghiêm ngặt cách luật và sử dụng vần chân, chú trọng đăng đối, sử dụng điển tích, điển cố. Tôn tiên sinh yêu cầu Phó Vân Khải và Phó Vân Thái học thuộc "Huấn Mông biền cú", "Thanh luật vỡ lòng", "Lạp ông đối vận", đốc thúc hai người họ học vần chân và các tác phẩm nổi tiếng các tác gia chính là hướng tới việc dạy họ làm thí nhiếp thi.

[8] Cổ phú: một dạng văn vần, cổ phú thường là các tác
phẩm sáng tác vào thời Tiền Tần và Hán, để phân biệt với Đường phú của đời sau. Chiếu cáo: sắc lệnh ban hành dưới danh nghĩa của hoàng đế. Chương biểu: văn bản được triều thần dâng tấu lên cho hoàng đế, những văn bản để bày tỏ sự biết ơn với ân đức của hoàng đế thì gọi là chương, văn bản để báo cáo tình hình, xin ý kiến hoàng đế thì gọi là biểu. Thi về chiếu cáo, chương biểu đại loại là thi kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thời cổ đại. Sách luận, thư, tính, luật đã chú thích ở chương trước.

Đối với hội họa, văn nhân chủ yếu chú trọng vào việc
trong tranh có thơ, trong thơ có tranh, lấy tranh minh hoạ
cho thơ, lấy thơ làm chủ đề vẽ tranh. Hội họa quy tụ các kỹ thuật thư pháp, vẽ tranh, làm thơ, khắc dấu vào một. Bởi vậy, để bồi dưỡng khả năng cảm thụ thơ phú, nhiều người sẽ cho con cháu trong tộc học hội hoa từ nhỏ. Tôn tiên sinh muốn Phó Vân Khải và Phó Vân Thái chọn một trong hai môn đàn cổ hoặc hội hoa, hai anh em lười biếng, nghĩ là hội họa đơn giản hơn, chỉ cần nghệch ngoạc vài nét bút là được nên không hẹn mà cùng lựa chọn hội họa.

Phó Vân Anh không cần phải chọn, nàng vẫn không
am hiểu âm luật, Tôn tiên sinh thử đàn mấy khúc nhạc cổ
cho nàng nghe, thấy nàng cũng không cảm nhận được
cái gì nên cũng đề nghị nàng học hội hoa.

Thật ra Tôn tiên sinh mới bắt đầu dạy nàng pha mực, đợi
đến khi nàng có thể hiểu được sự khác nhau về sắc độ và độ bóng của tiêu mặc, nùng mặc, trọng mặc, đạm mặc, thanh mặc [9] mới dạy nàng các kỹ thuật sử dụng ngòi bút.

[9] Tiêu mặc: đổ mực đã mài vào bình mực, để nước trong đó bay hơi bớt thì dùng mực này để vẽ khối tối của bức tranh, mực màu đen và có độ bóng. Nùng mặc: về độ đậm của mực chỉ đứng sau tiêu mặc nhưng mực này có độ ẩm cao hơn (do thêm nước) nên không bóng. Trọng mặc: độ ẩm cao hơn nùng mặc do cho nước nhiều hơn, sử dụng mực này nét vẽ không liền mạch bằng nùng
mặc (do mực càng đặc càng nhớt, độ kết dính cao làm nét vẽ liền mạch), màu đậm hơn đạm mặc. Đạm mặc: thêm khá nhiều nước nên mực có màu xám. Thanh mặc: mực pha loãng nên có màu xám nhạt, dùng để thể hiện sự mờ ảo, ví dụ như sương mù.

Ban ngày, ánh nắng chiếu thẳng vào sân, những tia
nắng chiếu xuống mặt hồ khiến sóng nước cũng trở nên
lấp lánh. Liên Xác cầm cuộn tranh tới trước mặt Phó Vân
Chương, "Thiếu gia, ngài xem, sơn tra trong bức tranh
này vẽ giống y như thật luôn!"

Đã là Đoan Dương tức cảnh đồ, đương nhiên là phải vẽ những vật hợp tình hợp cảnh.

Tranh vẽ một chiếc bát miệng rộng bằng sứ thanh hoa,
trong bát tràn đầy quả sơn tra, có mấy quả còn rơi cả ra ngoài, bên cạnh là một dây bánh chưng lá tre mập mạp
[10].

[10] Cái gọi là "bánh chưng" ở đây là loại bánh có hình dạng giống bánh ú của Việt nam mình, xâu thành một dây (các bạn miền Bắc không biết bánh ú là gì thì google tạm nhé, mình cũng mới được phổ biến gần đây thôi), vỏ là gạo nếp, bên trong có thể gói nhiều loại nhân khác nhau. Loại bánh chưng Trung Quốc này gói bằng một loại lá thuộc họ tre nhưng kích thước lớn hơn bàn tay người lớn.

Thuốc màu và dụng cụ vẽ tranh đắt tiền, dù là tiêu cũng
là tiêu tiền của Phó tứ lão gia nhưng Tôn tiên sinh cũng
không dám vung tay quá trán. Dụng cụ vẽ tranh ở Phó
gia vì vậy khá ít, thuốc màu chỉ có vài loại như đằng
hoàng, thự hồng, yên chi, hoa thanh, chu sa [11], các loại cọ kích thước khác nhau thì tương đối nhiều, có mười mấy loại, giấy Tuyên Thành mềm dai cũng có mấy
tập.

[11] Đằng hoàng: màu vàng, thự hồng: màu đỏ thẫm hơi
cam, yên chi: màu đỏ tươi thiên hồng, hoa thanh: màu xanh dương, chu sa: màu đỏ nâu.

Phó Vân Anh dùng màu thự hồng pha kiểu đạm mặc vẽ
quả sơn tra, dùng đằng hoàng trộn với hoa thanh, pha kiểu thanh mặc để vẽ bánh chưng rồi lại pha kiểu nùng mặc để vẽ dây lạt.

Toàn bộ bức họa chỉ có vài nét bút ít ỏi, một bát sơn tra
chín đỏ, mấy chiếc bánh chưng xâu lại bằng dây lạt,
ngoài ra chẳng có gì.

Phó Vân Chương lại rất thích bức họa này, nhìn vào còn có thể thấy hương thơm của bánh chưng phảng phất đâu
đây.

Y cuộn bức họa lại, đi về thư phòng, treo lên vách tường
phía bắc, chỉnh lại cho ngay ngắn rồi lại cảm thấy góc này không đủ sáng, lại lấy xuống, chuyển đến bức tường màu trắng đối diện bàn sách, loay hoay một hồi mới xong. "Thế mà ta lại quên, năm nay ta vẫn chưa ăn bánh chưng."

"Nhị ca, huynh chưa ăn bánh chưng thật à?"

Phó Vân Anh nhướn mày, trứng muối, Ngũ Độc xào [12], bánh đậu xanh có thể không ăn, rượu hùng hoàng,
rượu xương bồ cũng có thể không uống. Nhưng Đoan
Dương mà không ăn bánh chưng thì sao gọi là Đoan Dương được? Hơn nữa bánh chưng ngụ ý đỗ đạt, người
đọc sách hôm ấy thế nào cũng phải ăn lấy vài ba cái
lấy may. Hôm rồi cả nhà đã bắt Phó Vân Khải và Phó Vân Thái ăn một chuỗi bánh chưng cho tới khi ăn tới chiếc nhân táo đỏ Mật Vân của Bắc Trực Lệ mới được ngừng [13].

[12] Món xào gồm năm loại gia vị mạnh: ớt, hành, tỏi,
gừng, rau mùi, nên gọi là Ngũ Độc xào, ăn vào Đoan Ngọ, ý là lấy độc trị độc.

[13] Bánh chưng (zongzi), gần âm với trúng (zhong), có
nghĩa là thi đỗ. Táo (zao) đồng âm với tảo (zao) là sớm, bánh chưng táo đỏ là sớm ngày đỗ đạt.

Phó Vân Chương thoáng mỉm cười, "Không biết tại sao lại quên."

Bỗng Liên Xác đang đứng trong góc phòng tự nhiên lên
tiếng: "Thiếu gia, mấy ngày nay trong bếp lúc nào cũng có bánh chưng nóng trong nồi, nhân hạt dẻ, táo đỏ, hồng
khô, bạch quả, đậu đỏ, loại nào cũng có, phòng khi có
khách tới chơi cùng dùng, hay giờ ngài ăn một chút nhé?"

Phó Vân Chương gật đầu, "Anh tỷ nhi, muội ở lại đây ăn bánh chưng với ta nhé."

Phó Vân Anh vâng một tiếng rồi đi ra ngoài rửa tay. Đến
ăn bánh chưng mà cũng phải ăn một mình thì khổ thân quá, thôi thì ăn với y chút vậy.

Bà tử dưới bếp nhanh chóng mang bánh chưng lên. Nhị
thiếu gia bỗng nhiên nói muốn ăn bánh chưng, bọn họ đương nhiên không ngốc đến nỗi thật sự chỉ mang bánh chưng lên rồi. Hộp đồ ăn được mở ra, bên trong có một ngăn là bánh chưng hấp nóng hổi, một ngăn là bánh đậu xanh nõn nà. Đang mùa trái cây nên có mấy ngăn bánh nhân trái cây: bánh ngũ phúc, bánh rán, bánh ngàn lớp. Hộp này còn có một tầng nữa đựng cơm canh, một đĩa đậu tằm, một đĩa hẹ xào mỡ gà, một đĩa măng xào gà, một bát đậu hũ phù dung, một bát lớn canh tổ yến. Ngoài ra còn có cả một ngăn đựng vải và củ ấu tươi, một ngăn đựng quả hạnh và sơn trà chín ngọt.

Ngoài năm loại bánh chưng nhân ngọt mà Liên Xác đã kể
còn có hai chuỗi bánh chưng trắng không nhân, giữa hộp
còn có một bát nhỏ đựng dương đường trắng tinh, dùng để chấm bánh chưng trắng.

Trong chớp mắt, chiếc bàn ở gian ngoài đã chất đầy thức ăn.

Liên Xác vừa dọn bàn vừa cười hì hì: "Hay là ngũ tiểu
thư tiện thể ở lại dùng bữa trưa luôn?"

Phó Vân Chương liếc qua lườm hắn một cái.

Liên Xác rùng mình, ngượng ngùng không dám lắm miệng nữa.

Tấm bình phong hai mặt được gỡ xuống, ngồi trước
bàn có thể nhìn ra mặt hồ lặng sóng trong vắt, ánh sáng
hắt lên từ dưới hồ sáng lấp lánh.

Phó Vân Anh ngồi trên ghế tựa, thẳng hết người lên cũng
chỉ có thể với tới hai món gần mình nhất. Nha hoàn Phương Tuế đứng bên cạnh bóc bánh chưng cho nàng. Lá tre trên bánh chưng rất dính, cứ dính chặt vào ngón tay nên Phương Tuế phải cẩn thận lắm mới bóc được cho nàng mấy cái bánh chưng.

Phó Vân Chương không gọi người hầu hạ, xắn tay áo lên
cao, cầm chiếc bát nhỏ đựng dương đường, bảo nha hoàn
lấy thêm một chiếc bát rồi san một nửa dương đường ra, đưa một bát cho Phó Vân Anh, "Thích ăn bánh chưng trắng không?"

Cổ tay y rất gầy.

"Thích." Phó Vân Anh bưng lấy bát đường, bảo Phương
Tuế để bánh chưng đã bóc vỏ vào trong đó. Nàng cầm đũa, lật đi lật lại chiếc bánh chưng trắng trong bát đường cho tới khi bánh chưng đã dính đầy dương đường mới gắp lên cắn một miếng.

Bánh chưng dẻo dẻo ấm ấm kết hợp với dương đường ngọt thanh lành lạnh vào đến miệng hòa quyện vào nhau,
nuốt xuống trôi xuống bụng rồi vẫn thấy ngọt.

Ngụy gia năm nào ăn tết Đoan Dương cũng ăn bánh
chung trắng, người trong nhà đầm ấm ngồi xung quanh
bàn bát tiên, chính giữa bàn đặt một chiếc bát thật lớn đựng dương đường.

Các anh trai nàng khi ấy nghịch ngợm, cố ý rình thả
bánh chưng của mình vào bát đường cùng một lúc, bánh chưng chồng lên bánh chưng, có khi rơi cả ra ngoài. Rồi họ tranh bánh chưng trong bát, ai không gắp được nhất quyết không chịu, dùng đũa cướp lại, hơn mười chiếc đũa đánh qua đánh lại, chỉ thiếu nước đâm thủng cả bát. Những dịp lễ tết, Ngụy Tuyển Liêm và Nguyễn thị đều dễ tính hơn thường ngày, không quát nạt đám con trai phá quấy.

Nàng cúi đầu nhìn chiếc chén sứ hình cá chép đùa sen trong tay, cả nhà cùng ăn bánh, cùng chấm chung một bát
đường... Giờ chỉ còn mỗi một mình nàng.

Không, Ngụy thị cũng đã chết, nàng là Phó Vân Anh.

Trước mắt hơi nhòe đi, một đôi đũa trúc đột nhiên đưa về phía bát đường trong tay nàng, đặt một chiếc bánh chưng kê vàng óng vào trong đó, Phó Vân Chương đưa ra tay trái xoa đầu nàng, nói: "Thử ăn vị này xem sao."

Hôm đó Hàn thị, tứ thúc và Lư thị cũng gắp bánh chưng
cho nàng, Phó Quế và Phó Nguyệt thấy nàng thích ăn
bánh chưng trắng cứ tưởng nàng chưa được ăn đồ ngon
bao giờ, nhiệt tình giới thiệu cho nàng bánh chưng nhân
hạt dẻ và nhân đậu đỏ xào đường.

Phó Vân Anh mỉm cười, đẩy chiếc chén sứ cùng chiếc bánh chưng trong đó đến trước mặt Phó Vân Chương, "Nhị ca, huynh cũng ăn đi."

Lời tác giả:

"Cận tư lục": Gồm lời của các triết gia trường phái lý học thời Bắc Tống: Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Trương Tái, biên soạn vào thời Nam Tống.

Thiệu Bá Ôn: tác giả của "Thiệu thi văn kiến lục".

Vương Bật, Hồ Viện, Vương An Thạch, Y Xuyên tiên sinh (Trình Di): Đội học thần thiên tài trong lịch sử (tác giả cố ý dùng ngôn ngữ mạng).

"Dịch Truyện", "Chu Dịch Trình thị truyện", "Chu Dịch
khẩu nghĩa", "Chu Dịch bản nghĩa" đều là sách giải nghĩa "Kinh Dịch".

Thí nhiếp thi: Dưới triều Minh, ngoại trừ vài kỳ thi
đầu, những kỳ còn lại đều không thi thơ phú. Dưới triều
Thanh, người đi thi bắt buộc phải thi cái này.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp