Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 29-3: Đề nghị (3)


1 năm

trướctiếp

Phó Vân Chương đang đứng trước bàn sách viết chữ, những đường nét như rồng bay phượng múa vạch ra trên
giấy, nghe vậy cũng không nói gì, mặt vẫn bình tĩnh như không.

Gã sai vặt không dám lên tiếng nữa, đứng chờ ở một bên.
Viết xong chữ cuối cùng, Phó Vân Chương dừng bút, đi ra gian ngoài rửa tay, động tác thong thả ung dung, không hề lo lắng vội vã.

Tới khi y bắt đầu ra đón, Triệu sư gia đã tự đi vào rồi, nhìn thấy y liền bĩu môi, "Ngươi cũng làm giá quá đấy, thầy tới nhà mà cũng không thèm ra đón!"

Phó Vân Chương cười cười, nói: "Hôm qua mới vừa đọc
được "Kí Đoan Ngọ kiến văn" (Chuyện nhìn thấy ở tiết
Đoan Ngọ) của thầy, học sinh rất xúc động, trằn trọc cả đêm, không thể yên giấc, hôm nay tỉnh dậy vẫn thất thần nên chậm chạp, mang thầy đừng trách tội."

Mặt Triệu sư gia đờ ra, ho khan mấy tiếng, cười giả lả, "Chuyện này, chuyện này..."

"Chuyện này" một lúc không nói ra lời, ông ta xua tay, "Không nói chuyện này, trước tiên ngươi đánh mấy ván cờ với ta đã."

Đi qua cầu trúc, tới trước mái hiên, nhìn thấy mấy chữ "Lâm Lang Sơn Phòng", ông ta vuốt chòm râu cười lớn, "Ai viết đây? Không giống chữ ngươi viết... Từ từ!" Ông ta đi thêm vài bước tới gần để nhìn cho rõ, giọng điệu chuyển sang chua loét vì ghen tỵ "Cái đứa em gái kia của ngươi viết chứ gì? Ngươi đúng là quý con bé thật đấy, ta đường đường là châu học học quan [5], bảo viết cho ngươi ngươi còn không cần, lại treo mấy cái chữ trẻ con viết..."

[5] Thầy dạy ở châu học (trường học của một châu).

Phó Vân Chương mặt tỉnh bơ, "Thầy muốn nhận đứa trẻ con này làm học trò mà con bé không đồng ý..."

Triệu sư gia bị chặn họng, xua tay đi vào bên trong,

"Không nói chuyện với ngươi, thể nào cũng có ngày bị ngươi chọc tức đến chết."

Không khí đại phòng Phó gia hôm nay có chút kì quái. Lúc Phó Vân Anh đi sau Liên Xác, bước chân vào sân đã
nhìn thấy kẻ hầu người hạ đang túm năm tụm ba bàn tán, nha đầu bà tử bưng khay trà, mâm đựng trái cây ra ra vào vào tấp nập.

Phó Vân Chương không thích có nhiều người hầu hạ, thư
phòng rất ít khi đông đúc thế này.

Liên Xác đưa nàng vào trong, nói: "Triệu sư gia tới."

Phó Vân Anh giật mình hiểu ra, vô cùng khâm phục sự
dũng cảm của Triệu sư gia. Thế mà ông ta còn dám tới
huyện Hoàng Châu.

Ngày Đoàn Dương lần ấy, Triệu sư gia được Trần tri huyện mời tới xem đua thuyền rồng, phấn khích quá độ. Sau khi trở lại phủ Giang Lăng, ông ta phỏng theo văn biền ngẫu của cổ nhân viết một bài "Ký Đoan Ngọ kiến văn". Sử dụng từ ngữ hoa mỹ để ghi lại ngày hôm đó ông ta đã mắt thấy tai nghe được những gì một cách mạnh mẽ sắc bén, kĩ càng tỉ mỉ, trọng tâm là miêu tả cảnh tượng mấy dòng họ lớn kết bè đánh nhau. Văn phong sinh động khôi hài, chỉ cần đọc thôi cũng như thấy những cảnh ấy hiện lên trước mắt rõ mồn một.

Nghe nói Trần tri huyện đọc xong tác phẩm vĩ đại này của Triệu sư gia đã tức giận tới mức lăn đùng ra đó ngất xỉu.

Triệu sư gia là người có danh tiếng, văn thơ của ông ta cũng được truyền bá rộng rãi, văn nhân tài tử ở các châu huyện ở Hồ Quảng đều đua nhau chép lại. Đúng như Trần tri huyện mong muốn, huyện Hoàng Châu giờ đã nổi danh, các học sinh từ các châu huyện khác đều châm biếm người huyện Hoàng Châu là tục tằn, thô lậu, thiếu văn minh. Nhắc tới huyện Hoàng Châu, họ còn có thể trích dẫn đôi câu từ bài văn của Triệu sư gia.

Hiện giờ văn nhân ở huyện Hoàng Châu đều đã hận
Triệu sư gia thấu xương. Họ nói nếu ông ta dám bước vào huyện thành một bước thì sẽ lập tức vớ một vũ khí bất kì đánh cho ông ta một trận cho thật giống như đã được miêu tả trong bài văn của ông ta, dùng quyền cước nói chuyện.

Kết quả là người ta vẫn nghênh ngang tới như thể chẳng có việc gì, hiện đang ngồi ở hành lang đánh cờ với Phó Vân Chương, nhìn thấy Phó Vân Anh còn vẫy tay chào hỏi nàng, "Nha đầu lại đây, ngày đó cập rập quá, hôm nay ta lại cho ngươi một cơ hội, có muốn bái ta làm thầy không?"

Phó Vân Anh không do dự, quyết đoán trả lời luôn, "Cháu có thầy rồi."

Triệu sư gia khịt mũi, mặt khinh khỉnh, cầm lấy chiếc que điều hương trên bàn gõ mấy cái vào đầu Phó Vân
Chương, "Tại ngươi hết, cướp học trò của ta!!"

Phó Vân Chương khẽ cau mày.

Phó Vân Anh vào trong thư phòng. Phó Vân Chương có
khách nên nàng đành ngồi đọc sách một mình. Những
bình luận y ghi vào trong sách rất chi tiết, dường như cứ
chỗ nào có gì nghi vấn, y đều đánh dấu rồi ghi chú lại cách hiểu và cái nhìn của y về vấn đề đó, thi thoảng còn thấy những lời bình kiểu như "Không thể lúc nào cũng tin tưởng sách vở", "Toàn nói bậy", "Vô cùng nực cười".

Đọc những bình luận này, nàng như có thể nhìn thấy thời thiếu niên của hắn, hăng hái khí phách, tràn ngập tự tin.

Mỗi lần đọc sách nàng đều rất tập trung. Dù tuổi còn nhỏ nhưng lại có thể ngồi yên bất động, vừa ngồi xuống bàn là ngồi hẳn nửa canh giờ. Nha hoàn vào thêm trà rót nước
nàng cũng không ngẩng đầu lên.

Triệu sư gia như đang suy nghĩ gì, đột nhiên hỏi: "Bức
hoa sơn tra và bánh chưng kia là ngươi vẽ hả?"

Phó Vân Chương không nói gì, tay đặt xuống một quân cờ. Triệu sư gia cũng không để ý, tiếp tục nói, "Đó là muội muội ngươi vẽ rồi... Thật kỳ lạ, chữ và tranh của con bé hoàn toàn khác nhau. Chữ thể đài các của con bé có phong cách cổ, có gân có cốt, uyển lệ ung dụng, không giống với thể đài các thịnh hành bây giờ, chỉ chạy theo sự mềm mại mượt mà mà mất đi khí khái." Ông ta ngừng lại một chút, "Nhưng tranh của nó lại tươi tắn sinh động, bút pháp tự nhiên, rõ ràng thanh thoát, hoàn toàn không nhận ra được con bé chịu ảnh hưởng từ trường phái nào, vừa không giống Đường Kính Nho, cũng không giống đám họa sư trong cung kia."

Giới hội họa hiện giờ cơ bản có hai trường phái. Trường
phái thứ nhất do Đường Kính Nho đứng đầu. Họ là những họa sĩ xuất thân là văn nhân, đầy bụng kinh luận, họ có thể ngâm thơ, làm câu đối, cũng có thể vẩy mực vẽ tranh nên thường thiên về trong thơ có họa, trong họa có thơ, họa và thơ là một thể thống nhất.

Đường Kính Nho đương nhiên là người nổi tiếng nhất, ông ta vẽ một bức tranh là cả trăm lượng vàng, tiên đế và đương kim hoàng thượng đều tán thưởng tài năng của ông ta.

Đại quan quý nhân chốn kinh sư đều coi việc sưu tầm cung nữ đồ (tranh cung nữ) của ông ta là một sở thích thanh nhã.

Một phái khác chính là họa sư cung đình và họa sĩ chốn dân gian, họ là những người kiếm sống bằng nghề vẽ tranh, chủ yếu vẽ tranh cho vương hầu quý tộc, tuy rằng kỹ thuật vẽ tranh tinh tế nhưng không được các văn nhân công nhận, chỉ coi như một dạng thợ thủ công, địa vị thấp kém.

"Thầy cảm thấy thế nào ạ?" Phó Vân Chương ngẩng đầu,
tầm mắt lướt qua màn trúc đang nửa buông nửa vén, nhìn Phó Vân Anh, nàng đang ngồi rất ngay ngắn, tập trung, bên má có lúm đồng tiền như ẩn như hiện.

Trẻ con đáng lẽ ra đều phải thích cười mới đúng, nàng lại
rất ít khi tỏ ra vui vẻ, cười cũng chỉ nhàn nhạt, chỉ khi mím môi mới thấy lúm đồng tiền.

"Tình thâm bất thọ, tuệ cực tất thương. [6] Nha đầu này suy nghĩ quá nhiều, thế cũng không tốt. Vân Chương, không phải ta, ngươi mới là người biết rõ nhất giờ cần
phải làm gì." Triệu sư gia mắt nhìn láo liên, lén lén lút lút đi thêm vài nước cờ, "Ngươi không giỏi vẽ tranh, cũng
không hiểu rõ về hội họa, bây giờ hoặc là tìm cho con bé một người thầy tốt... hoặc là không dạy nó gì cả."

[6] Mối tình sâu đậm thường không thể kéo dài, người quá thông minh thường bị tổn thương.

Quân cờ dừng lại trên bàn cờ đánh cạch một tiếng.

"Huyện Hoàng Châu không có họa sư giỏi." Phó Vân Chương nói.

Triệu sư gia giật mình, nhướn mi nhìn y, im lặng một lát rồi nghiêm túc nói: "Quả thật cũng ít khi thấy ngươi quan tâm ai đến thế... Được rồi, nếu như ngươi đã muốn con bé được học, thì nhất định phải để nó có cơ hội học từ những người giỏi nhất. Tri phủ phủ Võ Xương Phạm Duy Bình là cháu bên ngoại của ta, mẹ của hắn Thiện tỷ nhi Triệu gia, ngươi đã từng nghe cái tên này bao giờ chưa?"

Phó Vân Chương nhíu mày suy nghĩ một lát, "Hình như con có nghe loáng thoáng."

Phạm Duy Bình là người Sơn Đông, không ngờ mẹ ông ta lại xuất thân từ Triệu gia ở phủ Giang Lăng. Khi y còn đi khắp nơi tầm sư học đạo ở phủ Võ Xương, đã nghe
người ta nhắc nhiều về chuyện mẹ của Phạm đại nhân và
phu nhân của thủ phụ Thẩm Giới Khê Triệu thị có họ hàng với nhau, hóa ra hai người là chị em trong cùng một tộc. Thảo nào Phạm Duy Bình có thể được điều tới Hồ Quảng làm tri phủ.

"Thiện tỷ nhi là họ hàng xa của ta, nàng từ nhỏ vẽ đẹp.
Khi nàng còn trẻ, trong nhà túng thiếu, không tích cóp nổi đồ cưới. Trước khi lấy chồng, nàng đóng cửa ở nhà, vẽ hơn một tháng, vẽ được một bộ tranh hoa điểu, đổi được hơn một trăm hai mươi lượng hoàng kim, vẻ vang xuất giá." Triệu sư gia chậm rãi giải thích. "Thiện tỷ nhi thuộc trường phái khuê các, muội muội của ngươi nếu có thể bái Thiện tỷ nhi làm thầy, chuyện sau này của nó ngươi cũng không cần lo lắng nữa!"

Phó Vân Chương vâng một tiếng, ghi tạc chuyện này
trong lòng.

Phạm mẫu Triệu thị là me của Phạm tri phủ, ở phủ Võ
Xương phồn hoa đô hội, không thể nào tới huyện Hoàng Châu. Nếu muốn Anh tỷ nhi bái sư, chẳng lẽ phải đưa muội ấy tới phủ Võ Xương? Tuổi nhỏ đã phải rời nhà tìm thầy đi học, thế có quá vất vả với nàng hay không?

Y nghĩ nhiều như thế mà tốc độ đi cờ vẫn không chậm đi
chút nào. Triệu sư gia đang vò đầu bứt tai, nghĩ đến vỡ đầu cũng không biết bước tiếp theo nên đi thế nào, dứt khoát lại dùng chiêu này, đánh lạc hướng y để đi thêm vài quân.

Phó Vân Chương nâng ly trà lên uống, mặc cho ông ta chơi xấu, dù sao ông ta chơi xấu cũng không thắng được.

Tác giả có lời muốn nói:

Cấu trúc của Thiên Bộ Lang và phân bố cụ thể của các cơ
quan trọng lục bộ được trích dẫn từ tài liệu.

Học quan: Thầy giáo ở phủ, châu, huyện phủ, quản lý tú
tài.

Đoạn nói về hai trường phái hội họa là do tác giả tự đặt
ra. Trong lịch sử, thời kỳ Minh - Thanh, giới hội họa đã bị văn nhân lũng đoạn. Có nói đùa một câu là người thời đó cảm thấy tranh của văn nhân mới có tư cách được trưng bày.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp