Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 28: Miếu Thiên Hậu (1)


...

trướctiếp

Thời gian còn lại, anh cứ nói chuyện với cô bằng giọng điệu không mặn không nhạt. Thỉnh thoảng lại ga lăng hỏi thức ăn có hợp khẩu vị không, vân vân, nhưng trước sau không hề trả lời lời mời của cô.

Hoài Chân biết tính cách anh khó mà sống chung được. So với sự chán ghét ngày trước vì tưởng cô là gái điếm, công khai gây khó khăn không chút che giấu; thì về sau sau khi anh cứu cô từ rạp hát, chốc chốc anh lại trêu cô một cách tao nhã, càng khiến anh giống vị cấp trên nắng mưa thất thường. Cô biết vào lúc này mời anh như thế thì đúng là rất đường đột, trong xã hội giao tiếp hời hợt của người da trắng, quả thật cô như vậy đã vượt quá giới hạn an toàn, nhất định sẽ làm đối phương nghi ngờ, nhưng cô vẫn không ngần ngại quyết định mời anh.

Bởi vì cô biết hiện tại Tổng thống Hoa Kỳ Herbert Hoover là thành viên của đảng Cộng hòa. Trong nhiệm kỳ của mình, ông không chỉ giúp Đức khôi phục ngành công nghiệp quân sự sau cuộc Đại khủng hoảng*, mà còn là một người ủng hộ chủ nghĩa xâm lăng của Nhật Bản. Ngày nay có rất nhiều người ở đảng Cộng hòa đến California, nếu họ phản đối xóa bỏ đạo luật Cable giành được thắng lợi, thì cô không biết ông ấy giành được bao nhiêu phiếu trong cuộc bầu cử hai năm sau. Tuy nhiên, người gần ngay trước mắt cô đây đang cố gắng hết sức để thu thập bằng chứng từ cảnh sát liên bang và phố người Hoa, có lẽ là có chung mục đích với nghị sĩ của đảng Cộng hòa.

(*Đại khủng hoảng, hay còn gọi là “Đại suy thoái”, là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940.)

Anh giúp cô chạy thoát ải chết, theo lý mà nói cô nên cám ơn anh. Nhưng kết quả của việc cảm kích mang đến, nếu ngăn cản hủy bỏ đạo luật “sau khi phụ nữ Trung Quốc gả cho người châu Á, sẽ mất đi quyền công dân Mỹ tùy tình hình”, vậy thì Hoài Chân chắc chắn phải cân nhắc cẩn thận thiệt hơn.

Bữa tối kết thúc rất nhanh.

Lúc xuống núi thì trời đã đen kịt, những ngọn đèn đường xen kẽ trong rừng rậm tối mù, không đến nỗi làm người đi bộ phải vấp ngã. Ceasar đi đằng trước, thỉnh thoảng cẩn thận đẩy cành lá thấp ra cho cô dễ đi. Một đường im lặng đi xuống đồi Telegraph, xe của chú Thompson đã chờ sẵn dưới núi.

Dễ nhận ra ông ấy đã đến sớm so với thời gian đã hẹn, vừa thấy hai người thì ngạc nhiên, “Giờ vẫn còn sớm, có muốn đi nơi khác không?”

“Không cần, về phố Sacramento đi.” Anh vừa lên xe đã nói ngay.

Chú Thompson phát hiện anh không quá vui vẻ, vậy là lập tức im lặng tập trung lái xe.

Hoài Chân quay sang nhìn anh.

Ceasar im lặng nhìn ra ngoài đường qua cửa kính, hàng mi từ từ giật giật như thể biết có người đang nhìn mình, anh nhắm mắt lại, bày tỏ lúc này không muốn nói chuyện.

Người đi đường thưa thớt, bên trong xe ngăn cách với đời càng yên tĩnh đến lạ kỳ.

Chạy băng băng trên con đường vắng bóng ở phố người Hoa, chợt nghe thấy từ xa có tiếng người, xe càng đi về phía trước thì càng ồn ào. Có đèn lồng chiếu sáng hắt vào trong xe, Hoài Chân nghiêng đầu, ánh sáng đỏ xuyên qua cửa kính hắt lên mặt cô, tiếng huyên náo kia cũng càng lúc càng vang dội. Cô bèn nhìn ra ngoài cửa xe —— thì ra là vừa tan kịch ở rạp hát.

Người da trắng không thích ồn ào ở nơi công cộng, nhất là nơi chiêng trống vang trời như rạp hát, nên từ mười mấy năm trước đã cấm rạp hát người Hoa mở cửa trong đêm khuya. Có lẽ là vở kịch cuối cùng trong tối nay, nên sau khi người xem dần tản đi, hai chiếc đèn lồng ngoài cửa rạp hát cũng tắt ngóm. Sau vở kịch, đoàn kịch cũng rời đi. Trên bức tường gạch nung dán chi chít những tấm áp phích xanh xanh đỏ đỏ, còn có người dừng bước ở dưới một tấm áp phích, Đó là một bóng lưng thẳng quyến rũ, tóc đen nhánh như thác đổ, bên dưới chiếc áo khoác âu phục là hai bắp chân trần.

Cô gái ấy nhìn chằm chằm tấm áp phích đến mức gần như ngẩn ngơ. Hoài Chân nhận ra mặt nghiêng ấy, chính là thanh y Diệp Thùy Hồng kia.

Còn hai con phố nữa là đến tiệm giặt A Phúc. Mắt thấy xe sắp rời đi, cô khẽ lên tiếng: “Có thể dừng xe ở đây được không? Tôi nhìn thấy người quen.”

Chú Thompson từ từ dừng xe ở ven đường.

“Chỉ mất mấy phút thôi, tôi có thể tự về được.” Cô đẩy cửa xe ra, nghĩ ngợi rồi nói thêm, “Dù hơi mạo muội, nhưng tôi vẫn hy vọng anh có thể cẩn thận cân nhắc đề nghị của tôi. Cám ơn anh vì bữa ăn tối nay, đi đường cẩn thận, hẹn gặp lại.”

Đóng cửa xe, Hoài Chân đi về phía bóng lưng cao ráo kia.

Diệp Thùy Hồng lại như sợ có người biết được bí mật gì đó của mình, xoay người lại nhanh chóng rời đi.

Trong con đường yên tĩnh, giày cao gót giẫm đá kêu cộp cộp vang dội.

Hoài Chân không đuổi theo, mà dừng lại dưới tấm áp phích kia nhìn lên.

Đó là một tấm áp phích tuyên truyền đen trắng, long trọng hơn các áp phích vẽ tay của các buổi biểu diễn sân khấu thông thường. Có rất nhiều người ở trong hình, mà nổi bật nhất ở giữa là một người đàn ông trẻ tuổi tuấn tú.

Dưới họa báo in mấy chữ to tướng: Năm 1930, mời được bậc thầy kinh kịch hàng đầu Mai Lan Phương đến Mỹ biểu diễn quốc túy, là vinh dự cực lớn của rạp hát tôi.

Tấm áp phích lớn của Mai tiên sinh đã độc chiếm vị trí quảng cáo quan trọng nhất ở cạnh cửa rạp hát, làm lu mờ những tấm áp phích khác.

Từ trong đống ngổn ngang kia, Hoài Chân nhìn thấy một vở kịch mới toanh, trên đó viết: tháng này biểu diễn “Vũ Trụ Phong”, mời được nữ đán Thùy Hồng đệ tử của tiên sinh Túy Bát tiên Ngô lăng Quang tiên sinh, kế thừa Đồng Quang Thập Tam Tuyệt.

Hoài Chân mơ hồ nhớ lại, vai nữ của tiên sinh Mai Lan Phương dường như cũng được kế nghiệp của Ngô lăng Quang, nếu Diệp Thùy Hồng cũng là học trò của Ngô Lăng Quang, vậy hai người này… nói tóm lại cũng có quan hệ sư huynh sư muội đồng môn sâu xa.

Hoài Chân cho rằng trong lúc vô thức mình đã phát hiện ra một bí mật chấn động.

Nhưng suy cho cùng cô cũng chỉ là người ngoài nghề. Bị đại danh của tiên sinh Mai Lan Phương làm cho rung động thì cũng chỉ kích thích một thoáng mà thôi.

Nhưng tới khi sực tỉnh thì Diệp Thùy Hồng đã đi xa. Gió đêm trở lạnh, cô siết chặt quần áo, nhân lúc vẫn còn thấy người đi đường xa xa, Hoài Chân rảo bước nhanh chóng đi về nhà.

Đi hơn nửa con phố, đột nhiên Hoài Chân nhìn thấy một tiệm hải sản bán đồ tươi vẫn chưa đóng cửa.

Ngoài cửa tiệm treo tấm bảng: Cua nâu, một con ba xu.

Hoài Chân nhớ lại lúc sáng khi mình đưa quần áo, giá của cua nâu vẫn là tán xu một con. Cô sờ vào túi, trong túi có ba mươi cent tiêu vặt được A Phúc cho, cô khấp khởi mừng thầm, đi vào tiệm hải sản hỏi Trương thái mấy con cua còn lại.

Trương thái đặt bài xuống đi ra, “Còn dư lại hai con. Sáng sớm ra biển lựa ra hai con to nhất giữ lại cho tụi nhỏ trong nhà ăn, nhưng hôm nay cả nhà ra ngoài xem kịch rồi nên không ai động vào. Hai ngày không ăn thì sẽ hỏng mất, vì thế nên tối nay mới mở cửa đến tận giờ này. Mua hai con thì bán rẻ cho con năm xu.”

Ván cửa ở tiệm hải sản nhanh chóng khép lại, lần này ngay đến tiếng mạt chược cũng biến mất khỏi trên đường.

Hoài Chân xách sợi dây buộc hai con cua to bự chảng đang giương càng, vui vẻ tung tăng trên con đường lát đá, không chút chú ý đến chiếc xe đưa cô về phố người Hoa vẫn chưa rời đi.

Nhìn chung thì người da trắng luôn bất an trước sự hỗn loạn ở phố người Hoa như bên ngoài đồn đãi, cho nên anh vẫn luôn đi theo cô, nhìn cô gái kia xách cua ra khỏi tiệm hải sản, đi bộ trở về phố Grant Ave, chiếc xe vẫn chạy theo mãi trong chỗ tối.

Tận mắt trông thấy cô đẩy cửa tiệm giặt giũ ra, Ceasar mới nói với Thompson, “Đi thôi.” Nghĩ một hồi rồi lại bổ sung, “Hôm nay về Oakland.”

Tiệm giặt có giữ cửa, ánh đèn từ trong sân sau chiếu đến trước tiệm. Hoài Chân đẩy cửa ra, băng qua đại sảnh, trông thấy A Phúc đang phơi quần áo ở trong sân. Cô đặt cua qua một bên, đi đến phụ ông, phơi khoảng mười bộ đồ cuối cùng lên dây.

“Tiểu tử da trắng kia đưa con về hả?”

“Vâng ạ.” Hoài Chân đáp, “Vừa hay thấy ở đường Stockton có bán cua nâu, Vân Hà thích ăn món này, mua buổi tối hai con mà chỉ mất có năm xu nên con tiện thể mua về luôn ạ… Vân Hà đâu rồi ạ?”

A Phúc tức giận, “Không biết chạy đi đâu rồi, giờ này mà vẫn chưa về!”

Hoài Chân biết cô đến phố người Nhật, A Phúc lại ghét người Nhật Bản nên không dám tiếp lời. Chỉ trong chốc lát phơi quần áo, hai con cua đã từ bên mép bể nước bò ra ngoài sân. Trên bến tàu đã vang lên hồi chuông tám giờ rưỡi, Hoài Chân nhớ lúc này có chuyến xe cáp đêm cuối cùng, thế là lấy cớ đi tìm giá cắm nến bắt cua để nhân đó đi ra cửa tiệm.

Quả nhiên, năm phút sau, từ xa có chiếc bóng rón rén dựa vào tường đi vào.

Vừa thấy Hoài Chân thì lập tức ra dấu suỵt: “Em về sớm thế! Chị còn nói định chơi thêm một lúc, đợi em về thì sẽ về cùng em ——”

Hoài Chân nói: “Sao chị không báo sớm với em, chú Quý tức giận lắm rồi.”

“Sao vậy?” Vân Hà luống cuống.

“Chú Quý đi tìm cua rồi, trong sân hơi tối nên chị đi nhẹ thôi, có lẽ chú ấy sẽ không thấy đâu. Đợi chị về phòng em sẽ tắt nến, nói chị khó chịu nên đã về từ sớm, ngủ trong phòng không nói cho ai, nhanh lên.”

Vân Hà đáp được, hai người một che một, rón rén từ dưới bóng cây đi xuyên qua sân.

A Phúc nghe thấy tiếng động “Con cua này đi nhanh thật, Hoài Chân, con tìm thấy giá cắm nến không?”

Hoài Chân che chở Vân Hà đi đến dưới cầu thang, thấy cô đi lên lầu rồi mới quay đầu cao giọng nói: “Con tìm thấy giá cắm nến rồi, nhưng không thấy bật lửa đâu.”

“Ở đây có lửa rồi, mau lại đây.”

Hoài Chân đáp vâng.

Xoạch một tiếng, trong sân bừng sáng.

Hai con cua ở trong góc tường hết chỗ trốn, A Phúc xách một con lên, buộc hai con cua to vào với nhau, cột vào dưới rồng nước bằng đồng, thả vào trong bể.

Làm xong xuôi, A Phúc rút một tẩu thuốc ra, đặt mông ngồi trên mép ao nước, “Chú sẽ chờ ở đây, hôm nay thể nào cũng phải đánh con bé một trận nên thân mới được, cho nó biết gia pháp là gì!”

Hoài Chân thấp giọng khuyên, “Có khi nào chị ấy về từ lâu rồi không? Để cháu đi lên xem sao…”

***

Nhà Muhlenberg có một trang trại rượu tại thành phố Oakland, ngoại ô San Francisco và tại Thung lũng Napa thuộc thành phố San Jose. Oakland nằm gần khu vực nội thành hơn nên dễ đóng cửa nhà tụ tập uống rượu, thế nên trang viên xây dựng ở đây cũng trở thành địa điểm đặt chân thường xuyên nhất của những người trẻ tuổi ở bờ Tây.

Bình thường tối thứ bảy các cô gái hay tổ chức tiệc trà. Nhưng vì sáng sớm ngày mai phải đến nhà thờ Glide  làm lễ, nên từ buổi chiều Andre cũng đã đến, hòng đảm bảo Catherine cùng hai cô em gái của mình không đến nỗi say khướt mà quên lễ.

Hễ Daisy và Catherine gặp nhau là luôn nói xấu Ceasar, nhất là khi có người phong thanh tiết lộ, nói tuần trước Ceasar làm một chuyện khiến tất cả mọi người không tưởng tượng nổi.

“Mua một bức tranh ở buổi đấu giá với giá tám nghìn ba trăm đô, còn là tranh Trung Quốc!” Catherine vẫn thấy quá khó tin, “Từ lúc nào mà một người đàn ông bình thường lại thích ném nhiều tiền như vậy? Không chừng anh ấy đang theo đuổi người nào rồi.”

“Mình nghĩ không đâu… Ceasar đã hai mươi mốt rồi, nhưng vẫn chưa nghe ai nói anh ấy từng có bạn gái chính thức cả.” Daisy nói, “Ông nội Arthur quản anh ấy chặt như vậy, mọi mối quan hệ của anh ấy đều có ông điều khiển, chắc chắn chọn bạn gái sẽ càng nghiêm khắc hơn.”

“Nên anh ấy mới chạy đến bờ Tây còn gì,” Catherine đột nhiên sực nhớ điều gì đó, khẽ che miệng lại, “Chẳng lẽ anh ấy qua lại với con gái bờ Tây!”

“Đám con gái bờ Tây thô lỗ như vậy, với tính cách của Ceasar thì chắc chắn sẽ không thích.”

“Trước đây khi xây đập nước Nevada, không phải cha đỡ đầu của Ceasar đã dẫn anh ấy đến bờ Tây học một năm sao? Nói không chừng đã quen ai vào lúc đó rồi..”

Nghe thấy bên ngoài có tiếng động, Andre lập tức ngắt lời cuộc tám chuyện của các cô gái: “Dù có bạn gái hay không thì anh nghĩ nửa năm nữa, nhất định ông Arthur sẽ chọn cho cậu ấy một vị hôn thê thích hợp. Với cả, tự tiện bàn chuyện của anh cả khi cậu ấy không có ở đây, có phải không thích hợp không?”

Catherine bĩu môi, “Anh ấy không quan tâm đâu.”

Đang nói, cửa từ bên ngoài mở ra rồi nặng nề khép lại.

Mọi người trong phòng đồng loạt quay đầu sang, tiếng nói chuyện cũng im bặt.

Còn chưa kịp chào hỏi, người thanh niên kia đã từ hành lang dài đi xuyên qua phòng khách sinh hoạt, vừa đi vừa cởi áo rồi sải bước lên lầu, nhìn có vẻ không muốn nói chuyện với bất kỳ ai.

Các cô gái trố mắt nhìn nhau: “Sao anh ấy về đột ngột thế? Có khi nào vì nghe thấy chúng ta nói xấu anh ấy nên anh ấy không vui không?”

Andre nhìn theo anh đi lên lầu, nghe thấy tiếng đóng cửa, nghĩ ngợi một lúc, anh vẫn quyết định đi lên.

Andre đứng ngoài gõ cửa.

Bên trong uể oải đáp, “Vào đi.”

Cửa không khóa, Andre đẩy ra, trong căn phòng tối om om không thấy được ai.

Đi vào trong một chút, lúc này mới phát hiện người thanh niên cao bảy mươi ba inches vùi mình sâu trên ghế sô pha, như chỉ sót lại một đôi mắt là còn sống, đang mù mờ nhìn lên trần nhà.

Andre xoay người khóa cửa lại, nửa thăm dò nửa trêu chọc, “Chuyện tình cảm không được thuận lợi?”

Một chiếc gối bay đến.

Andre giơ một tay bắt lấy, ngồi xuống chỗ trống trên ghế sô pha, “Hôm nay bà Clark có nói với Catherine là cuối tuần trước ở một công ty đấu giá đăng ký với tên là ‘đồ cổ Hồng Thị’, cậu đã chi tám nghìn ba trăm đô mua một bức tranh, các cô ấy cũng đang nói về chuyện này.”

“Ồ.”

“Vậy, cuối cùng giá tiền là?”

Một chiếc túi ba lô đập trúng đầu gối anh.

Andre mở ba lô ra, bên trong có một xấp đô la, giữ nguyên dáng vẻ như khi lấy ra từ trong tủ sắt của anh, không hề bị động vào.

Có điều anh không hứng thú với cái đó.

Anh mở túi giấy kia ra, “Dầu dứa không tệ.”

“Hôm nay có người hỏi tôi, rốt cuộc vì sao lại ghét người Hoa.”

“Một cô gái Trung Quốc?”

Ceasar phớt lờ anh ta, “Andre, từ khi nào thì tôi bắt đầu ghét bọn họ?”

Andre nghĩ ngợi rồi nói thật: “Lúc Catherine vào trung học, có một lần tham gia buổi biểu diễn ba lê của trường. Kết thúc buổi biểu diễn, có vài tên học sinh lớp trên ném tiền đến chân các cô ấy. Các cô gái vui vẻ lượm lên, nhưng sau khi về nhà thì bị trưởng bối Muhlenberg cấm cửa một tháng.”

Ceasar nói tiếp: “Khi đó mọi người còn không biết vì sao, nhưng tôi thì biết. Vì từ sớm tôi đã theo cha đỡ đầu Herbert Hoover* đến bờ Tây lạc hậu, nên cũng biết phong tục thấp hèn này bắt nguồn từ đâu —— cái quan niệm đạo đức này đến từ rạp hát và nhà thổ của người Hoa. Bọn họ đều nói người Hoa đem bệnh phong, đậu mùa và bệnh giang mai đến, khiến cho vô số thanh thiếu niên da trắng bị lây bệnh.”

(*Theo dòng thời gian trong truyện, Herbert Hoover đang giữ chức tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ.)

“Ở đây có rất nhiều phụ nữ lấy lòng đàn ông để sống. Ở San Francisco, bọn họ cùng đám gái điếm, khách làng chơi và những tín đồ sùng đạo tạo thành một cộng đồng, chia nhau một con phố. Đám đàn ông không khác gì chó, ngửi cái mùi ung thư xã hội đến đây ăn chơi đàng điếm, ngay ở trên đường chính rộn ràng, ngay trước mặt các quý ông quý bà vừa từ nhà thờ về, từ khe cửa hoặc qua cửa sổ lá lách mà theo dõi vào trong.”

“Khi đó tôi chỉ mới mười bốn tuổi, có một ngày tôi đi ngang qua bọn họ ở trên đường chính, đám con gái cười đùa thô tục với nhau, sau đó nhìn chằm chằm mặt tôi mà đi vượt qua tôi. Đợi tôi đi vượt qua bọn họ, bọn họ lại nhìn tôi chăm chú một cách phóng đãng, cười nói không chút kiêng kỵ. Cảm giác này rất tệ, nhất là khi tôi không hiểu được bọn họ nói gì.”

“Rất nhiều người phụ nữ Trung Quốc không muốn lập gia đình đều tụ tập cùng với nhau, kết thành thứ quan hệ bẩn thỉu chặt chẽ, từ phía Nam Trung Quốc cho đến tận San Francisco, đâu cũng như đâu. Trên đường phố và trong các con hẻm họ sống, bất cứ lúc nào cũng có thể bắt gặp giấy vụn, nước thải, phân và nước tiểu, còn có cả xác động vật khiến người ta buồn nôn. Nếu sự hiểu biết của anh chứng thực được từng từ trên tờ báo, nội dung của tờ báo sẽ cho anh biết: 99% trường hợp bị giang mai ở San Francisco đều liên quan đến gái người Hoa, hơn nữa còn đe dọa vô số thiếu niên da trắng vô tội… Bảo sao tôi có thể không ghét được đây?”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp