Mùa Xuân Ở Căn Nhà Cũ

Chương 2: Cù lao Hà Diệp


...

trướctiếp

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Không khí trong bệnh viện luôn có cảm giác ngộp thở đến tận cùng.

Trình Nặc ngồi trên ghế dài trong hành lang, ánh mắt trống rỗng nhìn sàn nhà. Cô rất lạnh, ôm lấy bả vai định để cho bản thân chút hơi ấm. Nhưng vì sao vẫn lạnh quá vậy, ngay cả không khí cũng như tuôn ra từ trong hầm băng, từng chút một len vào cơ thể cô, cóng đến chết lặng.

Đinh Gia nằm trong phòng sinh, bác sĩ nói vì kích động nên cô ấy sinh sớm, cần phải mổ. Y tá tìm người thân ký giấy, nhưng bố mẹ của Đinh Gia ở vùng khác nên không liên lạc được. Thế nên Lâm Dĩ An đã ký. Y tá nói cần người thân có máu mủ, Lâm Dĩ An đã nói gì?

Trình Nặc dùng sức đấm vào đầu, muốn nhớ lại ký ức trống rỗng vừa xảy ra cách đây không lâu. À, nhớ ra rồi, Lâm Dĩ An nói, anh ta là bố đứa bé.

Bố đứa bé. Bố của đứa bé trong bụng Đinh Gia, là Lâm Dĩ An.

Trình Nặc chẳng nhớ nổi lúc ấy mình đã nói gì, chỉ nhớ mỗi ánh mắt Lâm Dĩ An nhìn cô, áy náy, hối hận, và cả… ray rứt.

Lâm Dĩ An lại gần, khoác áo khoác của anh ta lên người Trình Nặc, nhưng Trình Nặc lại giơ tay tóm lấy, ném xuống đất.

Anh ta ngồi xuống, đối mắt với cô, nói xin lỗi.

Xin lỗi, trong đời Trình Nặc hận nhất là hai chữ này.

Nếu không có tổn thương thì việc gì phải cần dùng đến hai chữ ấy. Năm mười tám tuổi, cô đến nhà bà nội. Lúc ấy người kia nói với cô rằng, Nặc Nặc à, nhà không ở nổi đâu, chỉ có thể để con chịu ấm ức. Bố xin lỗi con.

Năm mười bảy tuổi, vì học phí mà cô phải đi rửa xe, mua đông gió cắt, cóng đến mức cả mười ngón tay đông cứng. Nhưng ông chủ thiếu nợ bỏ chạy, một xu tiền lương cũng không trả, chỉ để lại một tờ giấy cho cô, viết hai chữ, xin lỗi.

Năm hai mươi hai tuổi, Lâm Dĩ An cầu hôn cô. Anh ta nói, Trình Nặc, cả đời này anh sẽ không nói xin lỗi với em, đây là lời cam kết anh dành cho em. Vì lời cam kết này, Trình Nặc mới gả cho anh ta.

Nhưng đến cuối cùng anh ta vẫn nói rồi.

Còn cả Đinh Gia nữa, cô ấy khóc rất nhiều, nói xin lỗi. Quen nhau lâu như thế rồi, đây là lần đầu tiên Trình Nặc biết, thì ra Đinh Gia cũng sẽ khóc.

Bác sĩ ra khỏi phòng mổ, Lâm Dĩ An đến đón. Trình Nặc nghe thấy bác sĩ nói, mẹ tròn con vuông.

Cô đứng lên bỏ đi.

Hành lang bệnh viện dài dẵng, lờ mờ tăm tối, như mãi mãi sẽ không đi đến điểm cuối. Lâm Dĩ An không đuổi theo, tiếng bước chân của Trình Nặc vọng về trong hành lang không một bóng người, lộp cộp lộp cộp, cô đơn như thể cả thế giới này chỉ còn lại mình cô.

Những ngày sau đó, Trình Nặc cứ luôn ngây ngẩn, không biết vượt qua như thế nào. Bố mẹ Lâm Dĩ An đến, cũng nói xin lỗi với Trình Nặc. Đinh Gia xuất viện, đưa đứa bé biến mất. Lâm Dĩ An vẫn luôn im lặng, ngoại trừ câu xin lỗi trước đó ra, anh ta cũng không nói thêm gì.

Trình Nặc không hỏi Lâm Dĩ An và Đinh Gia bắt đầu như thế nào. Bất luận câu trả lời là gì, cô cũng không chịu nổi.

Vẫn không ai nhắc đến chuyện ly hôn. Cho đến nửa tháng sau, Trình Nặc thấy Lâm Dĩ An nhìn hình đứa bé trong điện thoại đến sững sờ. Cô mới nói với anh ta, ly hôn đi.

Lâm Dĩ An không giữ cô lại. Vào khoảnh khắc ký tên lên giấy ly hôn, mọi thứ trong lòng Trình Nặc hoàn toàn vỡ vụn.

Nhà là do bố mẹ Lâm Dĩ An mua trước khi cưới, kết hôn bốn năm cũng không có gửi ngân hàng bao nhiêu tiền, Lâm Dĩ An đều cho Trình Nặc cả.

Làm thủ tục xong, Trình Nặc quay về căn nhà mình đã ở bốn năm để thu dọn đồ đạc. Đồ không nhiều, chỉ có một chiếc vali, vào giây phút đặt chìa khóa xuống, cô nghĩ rằng, thì ra người mình cho rằng sẽ ở bên nhau suốt đời, đến khi muốn chia xa lại đơn giản như thế.

Đứng ở đầu đường, cô phát hiện mình không có chỗ để đi.

Cô nghĩ, rời khỏi nơi này đi, cứ đi xa, đừng quay lại nữa. Trình Nặc nhanh chóng hoàn thành thủ tục nghỉ việc, bắt taxi, trực tiếp đến sân bay. Mua vé máy bay cho chuyến cất cánh gần nhất, cũng chẳng màng đến điểm đến. Đi đâu cũng như nhau cả, chỉ cần có thể rời khỏi đây là tốt rồi.

Xuống máy bay, Trình Nặc lên chuyến xe bus sắp khởi hành. Xuống xe bus rồi lại lên một chiếc xe khác đậu ở ngoài, cứ như thế như thế, ngẫu nhiên lên chiếc này đến chiếc khác. Cho đến tận lúc hoàng hôn buông xuống, khi cảm thấy đói bụng thì cô mới ghé vào quán ăn nhỏ ở ven đường, gọi một tô mì.

Hỏi bà chủ thì mới biết mình đã đến một trấn nhỏ tên Lan Khê. Tên rất đẹp, còn về hoàn cảnh thì, cô liếc nhìn xung quanh, chật chội ồn ào, đã phụ cái tên đẹp đẽ này rồi.

Cô quyết định ở lại đây một đêm đã, rồi ngày mai tiếp tục đi, đi đến một nơi làm cô muốn dừng lại.

Lại hỏi bà chủ địa chỉ nhà nghỉ ở trên trấn. Bà chủ nói, trên trấn chỉ có một nhà nghỉ, tên là sơn trang Lan Khê, cứ chạy xe thẳng dọc đường là có thể thấy.

Trình Nặc nói cám ơn, kéo vali đi về phía nhà nghỉ. Cứ tưởng rằng chỉ là nhà nghỉ gia đình bình thường, không ngờ lại là khách sạn quy mô rất lớn. Kiến trúc kiểu Huy Châu* giả cổ, các điểm ăn uống dừng chân vui chơi tụ thành cụm.

(*Hình ảnh.)

2016052814644199403692716jpg

Trình Nặc đi đến trước quầy, ở đó có bảy tám người trẻ tuổi nom là học sinh, đang chờ ghi tên lấy thẻ phòng. Trình Nặc đứng chờ bên cạnh, lật giở tạp chí khách sạn để sẵn ra xem, chợt nghe thấy bọn họ bàn về hành trình ngày mai.

“Đến cù lao Hà Diệp đi, tớ muốn đi từ lâu lắm rồi.”

“Tớ cũng muốn đi, nhà cũ ở đó đặc sắc lắm.”

Cũng có người phản đối: “Nghe nói vào những năm hai mươi ba mươi của thế kỷ trước, cù lao Hà Diệp từng rất sầm uất, sau đó bị phá hủy trong chiến tranh, giờ đổ nát cả rồi, có gì đáng để xem đâu.”

Trình Nặc lắng nghe, cù lao Hà Diệp, lại là một cái tên rất đẹp.

“Vẫn còn nhà nguyên vẹn mà, đáng để đi! À đúng rồi, tớ có bạn ở bên kia chụp hình cho đó, cho các cậu xem này.”

Một cô gái đứng cạnh Trình Nặc lấy điện thoại ra, nói với bạn mình.

Cô gái ấy không cao lắm, Trình Nặc đứng cạnh vừa hay có thể thấy màn hình điện thoại của cô ấy. Trong ảnh, mặt trời ấm áp, một căn nhà thấm nhuần đau buồn của thời gian, tường trắng ngói đen, mái cong đầu ngựa*, cửa sổ bằng gỗ hoa mở một nửa, rêu xanh dưới góc tường lan rộng, mấy phiến đá xanh bóng loáng nối nhau lát thành đường. Một con mèo nằm giữa lối đi, uể oải nheo mắt nhìn khóm hồng nở rộ.

(*Mái chìa cong ở các góc vểnh cao như đầu ngựa, một trong những kiến trúc đặc sắc của Huy Châu.)

Chợt lòng Trình Nặc nóng lên. Có cảm giác thật kỳ diệu, như có thứ gì đó, bắt đầu từ đêm ở bệnh viện, vẫn chiếm cứ trong cô làm cơ thể lạnh như băng.

Chỉ là trong nháy mắt này, cô đã thay đổi kế hoạch ngày mai của mình, quyết định đến cù lao Hà Diệp.

Lấy được thẻ phòng, cô vào phòng tắm rửa rồi lên giường nằm. Một ngày một đêm bôn ba đã làm cơ thể cô mệt mỏi tới cực điểm, thế nhưng lại không ngủ được. Cái cảm giác không có căn cứ không biết đi đâu này, Trình Nặc ghét vô cùng.

Lăn qua lộn lại ngủ mãi không được, cô dứt khoát thay quần áo, đi đến bờ sông.

Cũng nhờ mấy học sinh kia mà cô mới biết thì ra trấn nhỏ này tọa lạc trên bờ Trường Giang. Không xa sau khách sạn có một bến cảng đã bỏ hoang, ở nơi đó, có thể nhìn thấy Trường Giang ở khoảng cách gần.

Một đường đi đến, ban đêm ở trấn nhỏ rất yên tĩnh, đèn đường cũng sáng ngời, so với ban ngày thì như hai diện mạo hoàn toàn khác nhau.

Ở bến cảng có căng mấy chiếc lều, đồ nướng, ăn vặt, vô cùng náo nhiệt.

Trình Nặc dừng lại ở một quầy bán thịt nướng, gọi vài xâu cùng một chai bia. Ông chủ mập mạp dọn cho cô một bàn nhỏ, ngay trên chỗ bằng phẳng dưới bậc thang ở bến.

Trình Nặc nhìn quanh, ở đây có đặt bốn năm bàn, có bàn là tình nhân thì phải, mà cũng có bàn là bạn nhậu say sưa nói chuyện.

Ban đêm có hơi lạnh, nay thêm gió sông thổi đến nên càng lạnh hơn. Trình Nặc không hiểu, tại sao lại đặt bàn ở đây, không lạnh à?

Đồ đã gọi nhanh chóng được đưa ra, ông chủ đặt một lò nướng nhỏ bằng nhôm lên bàn, đặt xâu thịt lên vừa nướng vừa ăn, như thế sẽ không nguội. Rồi lại cầm đến một chai rượu trắng rất nhỏ.

Trình Nặc vội nói: “Tôi muốn bia, không muốn rượu trắng.”

Ông chủ mập cười ha hả nói: “Cô gái à, chỗ chúng tôi không bán bia, toàn rượu trắng cả. Ngồi đây ăn thịt nướng thì phải uống rượu trắng. Không tin cô cứ thử xem, cảm giác kia ấy, không giống hưởng thụ bình thường đâu!”

Trình Nặc không đáp, kỳ thực cô không biết uống bia rượu, dù là rượu trắng hay bia thì cũng không khác gì nhau cả, cô chỉ muốn say, quay về ngủ một giấc ngon lành.

Cô rót đầy một ly, nhấp một ngụm, cổ họng cay xè. Trình Nặc vội nhét xâu thịt vào miệng, cũng cay như thế.

Cô ho khan dữ dội, ông chủ mập đưa cho cô ly nước sôi nguội.

“Lần đầu uống rượu trắng phải không cô gái, từ tốn thôi, đừng gấp gáp gì. Rượu này ấy hả, phải nếm từ từ mới có mùi vị.”

Trình Nặc cười, chỉ là chai rượu mười mấy đồng tiền, còn có thể nếm ra vị gì được? Có điều cô vẫn nghe lời ông chủ, uống lần thứ hai chỉ nhấp một hớp nhỏ.

Không còn bị sặc nữa, chất lỏng cay rát trôi xuống bụng theo cổ họng như dây lửa, toàn thân cũng ấm lên. Lại ăn thêm xâu thịt không biết đã rắc bao nhiêu tiêu cay lên trên, ngay cả chóp mũi cô cũng đã lấm tấm mồ hôi rồi.

Lúc này gió sông thổi tới, rốt cuộc Trình Nặc đã hiểu rõ lời ông chủ, cảm giác không giống hưởng thụ bình thường là thế nào.

Đúng là không giống bình thường. Cay đến mức chảy cả nước mũi, lại bị gió lạnh xua tan, rồi lại chảy nước mắt.

Cứ vừa ăn vừa uống như thế, lại vừa chảy nước mắt. Uống hết rượu thì lại gọi thêm.

Nhưng ông chủ không cho, nói: “Cô gái à, uống thế được rồi, uống thêm nữa là nhiều quá đấy. Tôi thấy cô không phải người trên trấn, hẳn là ở khách sạn đằng trước nhỉ. Tôi cho người đưa cô về nhé?”

Trình Nặc nói không muốn về, chỉ muốn rượu. Ông chủ kiên quyết không đưa. Đột nhiên Trình Nặc khóc toáng lên. Mặt quay về phía Trường Giang, tiếng này tiếp tiếng kia, khóc khàn cả giọng, dọa sợ tất cả mọi người có mặt ở đó.

Ông chủ vội đưa chai rượu cho cô: “Đừng khóc nữa đừng khóc nữa, không phải chỉ là rượu thôi sao, cho cô cho cô đấy. Uống bao nhiêu cũng được!”

***

Ngày hôm sau, lúc Trình Nặc tỉnh lại thì đã là buổi trưa, đầu mơ màng nặng nề, không nhớ nổi mình quay về khách sạn thế nào. Lúc rửa mặt cô sực nhớ ra, vội mở ví tiền, tiền mang theo tối qua vẫn còn đây, cô chưa trả tiền cho ông chủ mập kia.

Ăn qua loa chút ít ở khách sạn rồi cô lại ra bến cảng ở bờ sông. Quầy thịt nướng vẫn còn đấy, nhưng ban ngày không buôn bán gì, ông chủ còn đang rửa rau. Thấy cô đi đến thì cười nói: “Tôi cũng biết cô sẽ đến mà, trông cô không giống người quỵt tiền.”

Trình Nặc xin lỗi, trả tiền rồi định đi, dẫu sao tối qua cũng đã làm chuyện mất mặt như thế. Đi chưa tới hai bước thì quay lại, hỏi ông chủ: “Ông chủ này, tối hôm qua, tôi về khách sạn thế nào vậy?”

Ông chủ ồ một tiếng, nói: “Là một người bạn của tôi, tên Tông Lãng. Tôi không đi được nên nhờ cậu ta đưa cô về khách sạn!”

Tông Lãng, Trình Nặc nghĩ, lại là một cái tên dễ nghe. Chỗ này nhỏ thế, nhưng dường như cái tên nào cũng đều êm tai thế cả.

“Làm phiền chú quá, nhờ chú cám ơn người bạn kia hộ tôi.” Cô đáp.

Ông chủ mập gật đầu liên tục, “Rồi rồi.”

Quay về khách sạn, Trình Nặc hỏi lễ tân, muốn đến cù lao Hà Diệp thì phải đi thế nào. Lễ tân nói với cô muốn đến đó phải đi qua sông, cần ngồi phà. Lúc này Trình Nặc mới biết, thì ra cù lao Hà Diệp là hòn đảo giữa lòng sông.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp