Tìm Lại Anh Và Một Lần Nữa Yêu Anh

Chương 13: Người bạn mới


...

trướctiếp

Còn tới năm tháng nữa Chi Nga mới bắt đầu vào năm học mới nên quả thực vô cùng rảnh rỗi. Ngoài việc giúp mẹ nấu ăn và dọn dẹp ra thì chẳng có việc gì để làm. Như đã nói, tivi chỉ chiếu có bốn tiếng một ngày, báo chí truyện thì không có, còn sách thì ôi thôi cô đã đọc hết sách tuốt cho đến tận lớp mười một rồi. Chi Nga muốn danh chính ngôn thuận để mọi người biết mình có khả năng nói tiếng Anh nên thường xuyên lui tới gia đình William. Dù sao họ cũng là hàng xóm nhà cô và cô thì chẳng có ai để nói chuyện cùng.

Chi Nga khá hợp với bà William. Khi bà ấy đòi cô giải thích về chuyện cô giấu bố mẹ việc mình nói được tiếng Anh. Cô cúi đầu xin lỗi ba thành viên trong nhà rồi nói một lèo về tư tưởng của những người trong gia đình cô, về vấn đề trọng nam khinh nữ. Cô nói nếu bố mẹ biết cô giỏi hơn anh trai, họ sẽ không vui. Bố cô sẽ trách mẹ cô vì sao dạy tốt cho con gái còn bỏ mặc con trai. Anh trai cô sẽ ghét cô vì tại cô mà anh ta phải học nhiều hơn. Khi kết luận lí do vì sao cô không muốn bố mẹ biết cô còn chưng ra khuôn mặt rất đáng thương.

Lời giải thích có vẻ xuôi tai nên khiến bà William tin, bà còn cảm thán mãi cho một đứa trẻ thông minh hiếu học như cô mà lại không có cơ hội phát triển, còn Chi Nga thì thấy có lỗi với bố mẹ và anh trai vô cùng vì nói xấu họ. Có điều khi bà thắc mắc ai là người dạy Chi Nga tiếng Anh. Cô đáp:

<Cháu có hai người thầy, một người tên là Sách và một người tên là Radio. >

Nếu nói lý do này cho bố mẹ, cô sẽ bị nghi ngờ ngay tắt lự bởi cô chả có quyển sách tiếng Anh nào ngoài mấy quyển sách giáo khoa. Dì út có nhờ một cô dạy tiếng Anh ở trường cấp hai về giúp mẹ nói chuyện trong hôm đầu mấy người nhà William chuyển tới vì cô phiên dịch viên bị cho thôi việc rồi. Cô giáo ấy nói lắp ba lắp bắp không còn được lưu loát như Chi Nga, thì Chi Nga có dám vỗ ngực nói mình học được từ sách không? Hơn nữa nhà cô chả có cái radio nào. Cô cũng chẳng sợ bà William sẽ ngồi buôn chuyện với mẹ cô mà để lộ ra bởi lẽ hai người này căn bản không thể ngồi buôn chuyện với nhau được. Nếu có cũng là một người nói tiếng Anh một người chỉ nói được mỗi câu “ok”, còn nếu không một người nói tiếng Việt và người còn lại nói được mỗi một từ “ừ”. 

Bà William có vẻ rất quý mến cô, và có lẽ vì cô đưa ra vấn đề trọng nam khinh nữ cho nên bà ấy luôn cảm thán nói giá như bà ấy có đứa con gái như cô. Bà William rất muốn Chi Nga trò truyện với con trai bà ấy là Tery, nhưng thằng nhóc ấy có vẻ không thích Chi Nga hay nói đúng hơn là không thích mấy đứa con nít tóc đen và da cháy nắng ở nơi này.

Lý do mà Tery đưa ra là bẩn thỉu. Ừ, người nông thôn đen đúa thì nhìn so với người dân da trắng thì có vẻ bẩn thật, nhưng có cần thể hiện thái độ chán ghét rõ ràng như thế không? Đứa trẻ này Chi Nga không thích mặc dù nói thật lòng thì nó rất xinh trai. Bà William biện bạch cho thái độ này của Tery là do cậu ta đang chống đối vì bị bắt tới đây cùng bố mẹ, phải chuyển sang chế độ học ở nhà và phải xa rời bạn bè ở Anh. 

Khi Tery bĩu môi nói ra từ thì cậu ta còn chưa biết Chi Nga có thể nghe hiểu tiếng Anh. Bà William vội ngắt lời hắn nhưng Chi Nga vẫn nghe được từ này. Đáp lại ánh mắt áy náy của bà William, Chi Nga vừa cười vừa nói:

Bà William phì cười, còn thằng nhóc Tery thì từ kinh ngạc chuyển sang giận dỗi vì bị cười nhạo. Thì ra mẹ muốn cậu ta gặp con bé gầy quắt này là vì nó nói được tiếng Anh sao? Tery nguýt Chi Nga một cái rồi đi thẳng vào phòng, sập cửa cái rầm. Ấn tượng đầu tiên của Tery về Chi Nga là một con nhỏ đen gầy có điệu bộ như bà cụ non, ở nơi quỷ quái này ngoài bố mẹ thì nó là người duy nhất có thể nói chuyện với cậu được, và cuối cùng Tery ấn tượng với ánh mắt con nhỏ này. Ánh mắt đó dường như không bao giờ dừng trên người cậu quá một giây. Những đứa trẻ nơi này thấy Tery thì đều tò mò, chỉ trỏ, thậm chí còn quây lại xem khiến Tery chán ghét, nhưng con bé này một ánh mắt cũng lười nhìn Tery.

Nhìn cánh cửa đóng sầm trước mặt, bà William cười ngượng. Chi Nga vẫn chậm rãi uống chè ăn bánh quy. Không khí ở đây khiến Chi Nga thực sự nhớ những ngày trước khi trọng sinh. Cô thích nhất chè bá tước xám, khi uống ăn kèm với bánh quy của cửa hàng Nguyễn Sơn. Nhưng bây giờ ấy à thương hiệu bánh Nguyễn Sơn còn chưa ra đời, chè mạn Thái Nguyên đi đại lý lớn mua còn khó chứ đừng nói gì đến chè bá tước xám.

Điệu bộ Chi Nga nhâm nhi hưởng thụ chè bánh như người lớn khiến bà William thấy buồn cười. Bà mấy lần đưa mắt định nói nhưng lại thôi, có lẽ vì thái độ khó chịu của thằng con trai khiến bà khó mở lời. Cuối cùng Chi Nga lên tiếng trước. Cô vừa nhìn vào cánh cửa đóng im ỉm vừa cảm thán:

Chẳng khó để nhận ra mục đích thân cận của bà William với cô là để cho con trai bà ấy có một người bạn. Chi Nga là sự lựa chọn không chỉ tốt mà còn duy nhất ở nơi này. Bà William có vẻ ngạc nhiên vì sự sắc sảo của Chi Nga.

<Cháu nguyện ý làm bạn với nó?>

Thái độ nghiêm túc gật đầu của Chi Nga khiến bà William rất vui vẻ.

<Hy vọng hai đứa có thể trở thành bạn tốt của nhau.>

Chi Nga gật đầu cười nụ. Ngày nào cũng ăn bánh uống trà, ít nhất cũng phải làm gì để trả công chứ. Kết bạn với thằng nhóc này à, nan giải ghê. Cô ghét nó mà nó cũng chả ưa cô. Vì thế mà nhiều lần đến nhà chơi nhưng chỉ có cánh cửa im lìm trước phòng hắn đón chào cô.

Càng gần đến hè, trời càng nóng. Tery tự học ở nhà, mẹ cậu ta cũng là giáo viên trung học nên có thể tự dạy được cậu. Cậu ta vừa không phải là thần đồng, vừa không trọng sinh nên lẽ dĩ nhiên là phải học hàng ngày. Hôm đó trời rất nóng, mẹ con cậu ta học ở nơi mát nhất, đó là phòng bếp.

Giờ giảng kéo dài ra cho đến khi Chi Nga tới chơi. Cô nghi ngờ bà William cố tình tạo cơ hội cho hai đứa trẻ con nói chuyện. Chi Nga theo thói quen leo lên ghế ngồi. Tery nhìn thấy cô thì lườm một cái, nhưng không dám thu dọn sách vở về phòng vì mẹ cậu ta nói làm xong bài mới được trở về. Bà William rời bàn đi lấy bánh và pha cho Chi Nga một tách trà sữa. Chi Nga nghe thấy tiếng lẩm bẩm:

<Hôm nào cũng đến ăn chực!>

Cô vừa tức vừa buồn cười.

< Này, cậu rất ghét tôi thì phải? Tôi cũng chả thích cậu tí nào đâu. Thế nên cậu làm bài nhanh lên mà về phòng.>

<Này, đây là nhà tôi!>

Tery cao giọng làm bà William phải quay lại. Chi Nga mặc kệ thái độ gắt gỏng của cậu ta, kéo cuốn vở tập về phía mình nhìn nhìn. Đó là một bài toán tổng hiệu dành cho học sinh lớp năm.

<Giải sai rồi. Cứ thế này đến ăn tối cậu cũng không được vào phòng.>

Tery bĩu môi khinh miệt nhìn Chi Nga. Một con nhóc gầy nhom, nhỏ hơn hắn đến vài tuổi thì biết cái gì. Chi Nga giả bộ hiếu thắng nói:

<Nếu tôi giải được, cậu sẽ nói chuyện bình thường với tôi chứ?>

Bà William đem trà sữa và bánh quy tới cho Chi Nga, nói khích thêm. Mặc dù bà không tin lắm con bé giải được, định bụng sẽ ở bên cạnh nhắc bài.

<Tery, hay là con sợ thua?>

Thằng nhóc Tóc vàng trừng mắt nhìn Chi Nga một cái rồi đưa bút cho cô, ánh mắt thằng bé gắt gao trông chừng bà mẹ. Bị bắt thóp bà William chỉ biết ngồi im cười xấu hổ. Năm phút sau Chi Nga đưa lời giải cho Tery và bà William. Đương nhiên là không thể sai được rồi. Tery há hốc mồm, lắp bắp hỏi:

<Cậy học lớp mấy?>

<Hết hè này tôi lên lớp sáu.>

<Hả?>

Cả Tery và mẹ cậu ta đều kinh ngạc, Tery thậm chí còn kém Chi Nga một lớp. Chi Nga gãi đầu giải thích:

<Cháu học nhảy lớp. >

Bà William nói nhỏ với Tery nhưng Chi Nga vẫn nghe được.

<Con còn dám khinh thường bạn nữa không?>

Tery hậm hực nhìn Chi Nga rồi om sòm đòi thi cái khác, hắn không chấp nhận được việc thua một con nhóc kém hắn tới ba tuổi. Cuối cùng cả hai thi chép chính tả. Bà William đọc còn hai đứa trẻ chép. Kết quả Chi Nga thua. Thằng nhóc vô cùng hý hửng nên không nhận ra bị mẹ hừ mũi. Một thằng người Anh chép chính tả tiếng Anh thắng một con nhóc người Việt, thắng cũng quá vinh quang đi. Chi Nga làm bộ giận dỗi giẫm chân đi về. Thằng nhóc đang sướng vì thắng cuộc nên khoái trá gọi với theo:

<Mai tới chơi nữa nhé!>

Điều này khiến bà William đi theo mở cửa cho Chi Nga phải nén cười mãi. Trước khi vẫy tay chào cô, bà còn nói:

<Chi Nga, cám ơn!>

Vậy là Chi Nga có được người bạn đầu tiên như thế đó. 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp