Vương Mệnh

Chương 278: Tham Khảo: phân cấp hành chính của “Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc” (phần 5)


2 năm

trướctiếp

Dưới cấp huyện là cấp Hương, là cấp hành chính thứ tư, bao gồm : Hương (xã), Hương dân tộc, trấn (thị trấn), Nhai đạo biện sự xứ (phường), ngoài ra còn có tô mộc của người Mông Cổ.

- Hương (giản thể: 乡, phồn thể: 郷) là một đơn vị hành chính cấp thứ tư. Hương là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trong hệ thống đơn vị hành chính địa phương của Trung Quốc, cấp dưới của các cấp huyện và khu. Hương là cấp hành chính có rất ít trách nhiệm chính quyền được xác định, ngoài trừ Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình (计划生育委员会). Một hương về mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc thì do bí thư chi bộ Hương lãnh đạo, về mặt chính quyền thì do Hương trưởng (乡长) lãnh đạo.

- Trấn hay Thị trấn (镇 hay 市镇) là cấp đơn vị hành chính địa phương nhỏ nhất ở Trung Quốc, ngang cấp Hương. Trấn vốn là một đơn vị quân sự. Đứng đầu một Trấn là Trấn tướng. Từ thời Nam-Bắc triều đã có các Trấn ở khu vực biên giới. Đến cuối thời Đường thì Trấn xuất hiện ngay cả trong nội địa. Thời nhà Thanh, thì Trấn và Thành trở nên phổ biến. Tháng 1 năm 1909, nhà Thanh ban bố "chương trình tự trị địa phương Thành-Trấn-Hương", quy định các vùng nông thôn với dân cư tập trung trên 50.000 người thì dồn lại cho lập các Trấn. Khi Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc thành lập thì có đơn vị hành chính Trấn, nhưng không có quy định thống nhất về Trấn, nên quy mô dân số của Trấn mỗi nơi một khác. Năm 1954, toàn Trung Quốc có 5.400 Trấn, trong đó 920 Trấn có dân số dưới 2.000 người, 2.302 Trấn có dân số 2.000-5.000 người, 1.373 Trấn với dân số 5.000-10.000 người, 784 Trấn với dân số 10.000-50.000 người và 21 Trấn có dân số trên 50.000 người. Tháng 6 năm 1955, chính phủ ra quyết định về thiết lập Thành thị và Trấn trong đó có các tiêu chí rõ ràng để xác định Trấn. Từ năm 1975 tới năm 1978, hai Hiến pháp của nước này đều quyết định bãi bỏ đơn vị hành chính Hương nhưng vẫn bảo lưu đơn vị hành chính Trấn. Sau khi công xã nhân dân bị bãi bỏ vào cuối thập niên 1970, Trấn trở nên quan trọng hơn. Ngày 29 tháng 11 năm 1984, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra tiêu chuẩn về Trấn như sau:

• Tại khu vực cơ quan chính quyền nhà nước cấp Huyện đóng trụ sở có thể lập Trấn.

• Tổng dân số không quá 20.000 người thì là Hương, nếu dân không làm nông nghiệp trên 2 nghìn người thì có thể lập Trấn.

• Tổng dân số trên 20.000 người thì là Hương, nếu dân không làm nông nghiệp chiếm 10% trở lên cũng có thể lập Trấn.

• Các khu vực sinh sống của dân tộc thiểu số, các khu vực biên giới dân thưa thớt, khu vực miền núi hoặc khu vực tập trung xí nghiệp công nghiệp nhỏ, khu vực ven cảng nhỏ, các khu du lịch, khu vực cửa khẩu biên giới, mặc dù dân phi nông nghiệp không quá 2.000 người nhưng vẫn có thể lập Trấn.

- Nhai đạo biện sự xứ (街道办事处), gọi tắt là nhai đạo, là một cấp hành chính địa phương, thấp hơn huyện cấp thị ở Trung Quốc, có thể coi như cấp phường ở Việt Nam. Cấp này ngang với Hương và Trấn về địa vị hành chính. Quyền hạn của cấp này được quy định tại điều 68, "Luật Tổ chức Chính phủ địa phương". Đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, Trung Quốc có 5904 nhai đạo biện sự xứ.

Đến đây là đã giới thiệu xong 4 cấp hành chính của Trung Quốc, phần tiếp theo tui sẽ giới thiệu cách nhìn của các nước lớn về đơn vị hành chính của Việt Nam. Ở Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất, đông dân nhất, và phát triển nhất; còn Tp. Hà Nội là thủ đô của cả nước. Thế nhưng nó có địa vị thế nào trong mắt các nước khác.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp